Page 118 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 118

yếu tố tạo nên hợp phần năng lực nòng cốt DFID (2010). Điểm chung nhất
          của các nghiên cứu trên và một nghiên cứu khác của Sudsomboon (2007) đó
          là năng lực được xem xét ở ba góc độ: nhu cầu cá nhân, yêu cầu tổ chức và
          yêu cầu công việc.




                                             Cấp 4
                                           Quản lý cấp
                                        cao (Ban giám đốc,
                                         trợ lý GĐ, trưởng
                                          bộ phận đơn vị)
                                             Cấp 3
                                   Người quản lý cấp trung, chuyên gia
                                  cao cấp, chuyên gia chính sách, vai trò
                                    dự án (thí dụ: kỹ sư chính các hệ
                                      thống, quản lý chính sách,
                                          kế toản trưởng)

                                             Cấp 2
                            Trưởng nhóm, lãnh đạo tổ, điều phối nhóm (thí dụ: điều
                            phối dịch vụ công, tư vấn nhân sự, điều phối kinh
                            doanh, tổ trưởng bộ phận sản xuất, dịch vụ)

                                             Cấp 1
                       Nhân viên, cán bộ hành chính, chuyên viên (thí dụ: hỗ trợ dự án, văn thư,
                        an ninh, trợ lý nhân sự, nhân/chuyên viên các sở ban ngành kỹ thuật, tài
                                       chính-ngân sách, văn xã)

                  Hình 4.3. Khung năng lực ở 4 cấp độ vị trí công việc khác nhau
                             (The Greater London Authority, 2009)

               Năng lực một cá nhân được hình thành, phát triển và chịu tác động của
          rất nhiều yếu tố như môi trường làm việc, quá trình đào tạo, kinh nghiệm tích
          lũy, cơ hội cải thiện và nâng cao kỹ năng trong công việc. Trong đó, đào đạo
          và giáo dục là hình thức phổ biến và kinh điển được áp dụng để cải thiện năng
          lực. Đào tạo dựa vào yêu cầu năng lực là một hình thức cung ứng lao động
          theo nhu cầu thị trường lao động, với cách tiếp cận này, chương trình đào tạo
          dựa vào một bộ các chuẩn năng lực được thiết kế bởi người sử dụng lao động
          cho yêu cầu công việc hiện tại.












          104
   113   114   115   116   117   118   119   120   121   122   123