Page 117 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 117

- Cấp 4: Thể hiện sự truyền cảm hứng cho năng lực thông qua mô phỏng
                 vai trò và ảnh hưởng đến môi trường làm việc

               - Cấp 5: Thể hiện xuất sắc và tân tiến cho năng lực và như là vai trò
                 mẫu trong tổ chức
               Ở mỗi vị trí (lãnh đạo hay nhân viên), khung năng lực được mô tả khác
          nhau  phù  hợp  cho  từng  vị  trí,  khung  năng  lực  của  The  Greater  London
                         4
          Authority (2009 ) đề xuất có 4 mức độ khác nhau, từ nhân viên đến quản lý
          cấp cao nhất.
               Vị trí thuộc mức độ 1 là nhân viên, viên chức chuyên môn; vị trí thuộc
          mức độ 2 là nhóm trưởng, chỉ huy nhóm nhỏ của một số nhân viên; vị trí mức
          độ 3 tương đương trưởng, phó phòng của một đơn vị hay cơ quan; và vị trí
          mức độ 4 là lãnh đạo (giám đốc và phó giám đốc đơn vị). Đặc điểm và yêu
          cầu của khung năng lực thay đổi khác nhau tùy thuộc vào những vị trí công
          việc, bối cảnh thời gian, không gian, hoàn cảnh đơn vị và những lĩnh vực hoạt
          động khác nhau. Ở một số nước phát triển như Australia, Anh Quốc, khung
          năng lực công việc được thiết kế cho những chuyên ngành và lĩnh vực hoạt
          động cụ thể.
               Ngoài ra, Brownie et. al. (2011) đã nghiên cứu và thiết kế một chương
          trình  đào  tạo  và  khung  công  việc  dựa  theo  năng  lực  (Competency-based
          Education and Competency-based Career Frameworks) cho lĩnh vực chăm
          sóc sức khỏe ở Australia. Trong khi đó Viện sáng kiến và cải thiện y khoa
          (Đại học Warwick, UK, 2009; 2010) thiết kế khung năng lực cho lãnh đạo
          trong  lĩnh  vực  y  khoa  (Medical  Leadership  Competency  Framework)  và
          khung năng lực cho  lãnh đạo trong ngành  dược  (Leadership  Competency
          Framework for Pharmacy Professionals). Bộ Giáo dục và Đào tạo Bang Tây
          Úc (2004) cũng đã thiết kế một khung năng lực cho giáo viên các cấp theo
          nhiều giai đoạn khác nhau của tiến trình nâng cao năng lực đáp ứng yêu cầu
          công việc. Chakrabarty et. al. (2010) dùng các phương pháp khác nhau để so
          sánh chỉ số năng lực của cấp độ nhân viên.

               Khung năng lực 04 cấp độ (Hình 4.3) cho thấy một khung năng lực phù
          hợp với từng vị trí, mức độ, từng lĩnh vực và điều kiện cụ thể khác nhau được
          xây dựng. Ở mỗi mức độ, lĩnh vực, khung năng lực được mô tả và phân tầng
          có tính hệ thống từ năng lực tổng hợp, thành phần năng lực nòng cốt và các


          4  Tài liệu online tại link http://www.london.gov.uk/sites/default/files/Competency-framework
           -guidelines.pdf

                                                                                103
   112   113   114   115   116   117   118   119   120   121   122