Page 121 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 121
Bảng 4.2. Tỷ lệ (%) lao động đã qua đào tạo ở ĐBSCL so với các vùng khác
2010 2015 2019 2019
tăng so 2010
Cả nước 14,6 20,4 22,8 8,2
Đồng bằng sông Hồng 20,7 28,7 32,4 11,7
Trung du và miền núi phía Bắc 13,3 17,6 18,2 4,9
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 12,7 19,5 21,5 8,8
Tây Nguyên 10,4 13,0 14,3 3,9
Đông Nam Bộ 19,5 25,4 28,1 8,6
Đồng bằng sông Cửu Long 7,9 11,7 13,3 5,4
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2020)
Việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở ĐBSCL chậm hơn tốc
độ trung bình cả nước và chậm so với tiến trình phát triển (Tổng cục Thống
kê, 2021). Lực lượng lao động của vùng đứng thứ 2 sau vùng đồng bằng sông
Hồng nhưng tỷ lệ lực lượng tham gia lao động tạo thu nhập là thấp nhất trong
6 vùng kinh tế. Năm 2019 – 2020, tỉ lệ lao động qua đào tạo ở tất cả các cấp
của vùng chưa cải thiện so với trung bình cả nước, vùng đồng bằng sông Hồng
và Đông Nam bộ. Tỷ lệ qua đào tạo ở mỗi bậc, từ sơ cấp đến cao đẳng, dưới
3% và ở bậc đại học khoảng 7% (Hình 4.4). Năm 2019, tỷ lệ được đào tạo ở
bậc đại học của vùng khoảng 0,7% trên tổng dân số, chỉ bằng 43% so với
trung bình cả nước.
ĐBSCL ĐBSH Đông Nam Bộ Cả nước
18
16
14
12
10
%
8
6
4
2
-
2019 2020 2019 2020 2019 2020 2019 2020
Sơ cấp Trung cấp Cao Đẳng Đại học trở lên
Hình 4.4. Tỷ lệ lao động qua đào tạo các cấp ở ĐBSCL so với các vùng khác
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2021)
107