Page 122 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 122
Thách thức: Tỷ lệ nhân lực qua đào tạo nghề thấp nên khó chuyển dịch
kinh tế nông nghiệp và nông thôn, trong khi lao động qua đào tạo bậc đại học
có xu hướng chuyển đến khu vực phi nông nghiệp hoặc ở thành thị. Tỷ lệ
thiếu việc làm của vùng cao nhất so với các vùng khác. Trung bình các quý
trong năm 2020 có khoảng 200.000 lao động thiếu việc làm, chiếm 27% tổng
số lao động thiếu việc làm của cả nước (Hình 4.5).
Hình 4.5. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ở nông thôn
thiếu việc làm ở ĐBSCL so với các vùng khác
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2020)
Cơ hội: Ở ĐBSCL, khoảng 5% lao động làm việc cho khu vực Nhà
nước, 5% làm việc do mình làm chủ hoặc tổ chức có yếu tố nước ngoài, và
đến 90% làm việc cho khu vực tư nhân. Do đó, cải thiện khu vực kinh tế tư
nhân song song với phát triển đào tạo nghề là cần thiết; đồng thời tăng cường
đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao như Chương trình Mekong 1000, tạo
cơ hội phát triển kinh tế trí thức cho các địa phương tạo việc làm ổn định và
bền vững trong thời gian tới.
Tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng giảm trung bình 0,1%/năm. Tỷ lệ thất
nghiệp trung bình của vùng năm 1995 là 4,5%; trong đó, nam là 4,1% và nữ
là 5,1% (Tổng cục Thống kê, 1996). Năm 2005, tổng số người thất nghiệp là
329.000 chiếm tỷ lệ 4,1% người; trong đó, nam là 3,4% và nữ là 5% (Cục
Thống kê Cần Thơ, 2010). Tới năm 2015, tỷ lệ thất nghiệp của vùng giảm
xuống còn 3,5%. Các địa phương có tỷ lệ thất nghiệp cao bao gồm Bạc Liêu,
Cần Thơ, Sóc Trăng và Tiền Giang (> 3%). Các tỉnh còn lại có tỷ lệ thất
nghiệp dưới 3%. Vấn đề nghịch lý là nhóm tỉnh/thành có tỷ lệ thất nghiệp cao
là nhóm có tỷ lệ độ thị hóa cao của vùng. Điều này cho thấy đô thị hóa chủ
108