Page 110 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 110

Với cách tiếp cận phát triển từ góc độ cá nhân, phát triển nguồn nhân lực là
          quá trình làm cho con người trưởng thành, có năng lực xã hội (thể lực, trí lực,
          nhân cách) và tính năng động xã hội cao (Cầu, 2008).

               4.2.3  Tiêu chí đánh giá nguồn nhân lực chất lượng cao
               Trong quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2011 của Thủ
          Tướng chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam giai
          đoạn 2011-2020” đưa ra khái niệm về nhân lực trình độ cao được hiểu là
          “nhóm chuyên gia đầu ngành có trình độ chuyên môn - kỹ thuật tương đương
          các nước tiên tiến trong khu vực có đủ năng lực nghiên cứu, tiếp nhận, chuyển
          giao và đề xuất những giải pháp khoa học, công nghệ, giải quyết về cơ bản
          những vấn đề phát triển của đất nước và hội nhập với các xu hướng phát triển
          khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và công nghệ trên thế giới”.

               Trong công văn số 1288/BKHCN-CLCS ngày 15 tháng 05 năm 2012
          của Bộ khoa học và công nghệ về việc báo cáo hiện trạng và nhu cầu nhân
          lực khoa học và công nghệ (KH&CN) trình độ cao đã đề xuất 5 tiêu chí. Các
          tiêu  chí  đó được  tóm tắt  trong công thức  T-  S- E-  L-  C. (Training-Skill-
          Experiences- Leadership- Creation) như sau:
               ➢ Tiêu chí 1: Training - Trình độ học vấn

               Tiêu chí này thể hiện ở mấy nội dung cơ bản sau:

               -  Có nền tảng giáo dục đại học trở lên: Nhìn chung những người hoạt
                  động trong lĩnh vực KH&CN cần phải có kiến thức nền cơ bản, được
                  trang bị một cách bài bản, có hệ thống. Do vậy yêu cầu tối thiểu của
                  tiêu chí này phải có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên.

               -  Có chuyên môn sâu, kiến thức đa ngành: Để đạt được những kết quả
                  cao trong hoạt động KH&CN cần phải có kiến thức chuyên môn thật
                  sâu, cần phải hiểu cặn kẽ các vấn đề mà bản thân đang nghiên cứu.
                  Ngoài ra kiến thức của nhiều khoa học càng ngày càng đan xen, tác
                  động tới nhau do đó cần phải có những kiến thức đa ngành mới có thể
                  thấy được những tác động qua lại giữa các chuyên ngành với nhau.

               -  Có năng lực tự đào tạo, tự giác tham gia quá trình “đào tạo suốt
                  đời”: Đây là năng lực thiết yếu mà bất kỳ người nào, nhất là những
                  người làm trong lĩnh vực nghiên cứu, giảng dạy đều phải có. Nếu
                  không có được năng lực này thì với tốc độ phát triển như vũ bão ngày
                  nay sẽ bị bỏ lại sau lưng ngay lập tức.



          96
   105   106   107   108   109   110   111   112   113   114   115