Page 76 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 76
Xu hướng chuyển dịch lao động tự tạo việc làm diễn ra khá mạnh, chủ
yếu theo hướng tham gia việc làm phi nông nghiệp. Trong khi đó, cơ cấu lao
động nông nghiệp và phi nông nghiệp tham gia công việc làm thuê hưởng
lương ở khu vực nông thôn hầu như ít thay đổi trong thập kỷ vừa qua.
2.2.1.4 Vấn đề thu nhập của người lao động
Thông tin được trình bày trong Bảng 2.10 cho thấy thu nhập chủ yếu
của người dân vùng ĐBSCL là từ nông nghiệp: trồng lúa, chăn nuôi và nuôi
trồng thủy sản. Theo kết quả khảo sát, hoạt động trồng lúa tạo ra đến 44,3%
thu nhập của nông hộ do phần lớn đất ở vùng ĐBSCL phù hợp để trồng lúa
nên thu hút số đông nông hộ. Nguồn thu nhập lớn thứ hai là nuôi cá nước
ngọt, nước mặn và lợ (chiếm 8,6% thu nhập) do điều kiện tự nhiên khá thuận
lợi cho hoạt động này, trong khi nuôi tôm chỉ mang về 0,3% thu nhập cho
nông hộ bởi tôm chỉ có thể nuôi trên một diện tích nhỏ ở các tỉnh duyên hải
như Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang và tập trung ở các hộ có
điều kiện tài chính đủ mạnh. Trồng cây ăn trái và chăn nuôi gia súc, gia cầm
là các hoạt động mang lại nguồn thu nhập lớn tiếp theo của các nông hộ
(chiếm lần lượt 4,2%; 3,1% và 1,3% thu nhập của nông hộ).
Bảng 2.10. Cơ cấu thu nhập của nông hộ ở vùng ĐBSCL
Đơn vị tính: triệu đồng/năm
Bình quân/hộ Độ lệch
Nguồn thu nhập Nhỏ nhất Lớn nhất
Trị số Tỷ trọng chuẩn
Trồng lúa 34,0 44,3 48,9 0 600
Trồng cây ăn trái 4,2 5,5 16,8 0 160
Trồng hoa màu 2,3 3,0 10,1 0 200
Nuôi cá 8,6 11,2 219,4 0 7,200
Nuôi tôm 0,3 0,4 4,8 0 106
Nuôi gia súc 3,1 4,0 11,2 0 140
Nuôi gia cầm 1,3 1,7 7,5 0 185
Làm thuê 7,0 9,1 19,2 0 500
Buôn bán, làm dịch vụ 6,6 8,6 19,3 0 400
Công nhân, viên chức 7,1 9,3 20,9 0 250
Cho thuê đất 0,3 0,4 3,7 0 60
Tiểu thủ công nghiệp 0,5 0,7 3,7 0 60
Người thân trong nước 0,3 0,4 3,9 0 100
Người thân ở nước ngoài 0,7 0,9 10,7 0 300
Thu nhập khác 0,4 0,5 2,3 0 33
Tổng cộng 76,7 100,0 237,6 0 7,480
(Nguồn: Dũng, 2021)
62