Page 75 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 75
Hình 2.3. Cơ cấu lao động ĐBSCL theo khu vực kinh tế
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2020a)
Tỷ trọng lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm 10,6%,
từ 52,98% năm 2010 xuống còn 42,77% năm 2018; công nghiệp tăng từ 16,89%
năm 2010 lên 22,53% năm 2018; dịch vụ tăng từ 30,04% lên 34,7% (Hình 2.3).
Tốc độ chuyển dịch lao động từ khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản sang các
khu vực kinh tế khác đạt mức cao nhất trong vòng 5 năm qua (2014 - 2018).
Số lượng lao động tham gia hoạt động kinh tế của vùng tăng lên đáng
kể. Năm 2018 tăng so với năm 2010 là 5%, tương đương gần 511 nghìn người,
đạt khoảng 10,3 triệu người. Mặc dù, tổng lao động làm việc trong các khu
vực kinh tế tăng lên, nhưng lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm
nghiệp, thủy sản lại giảm đi; cụ thể là giảm mỗi năm giảm bình quân gần
1,9%, tương đương khoảng 97 nghìn lao động trong giai đoạn 2010 - 2018.
Lao động trong khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 658 nghìn người, lao
động trong khu vực dịch vụ tăng 633 nghìn người. Đây cũng là kết quả đáng
khích lệ khi nhiều địa phương ở ÐBSCL đã tích cực triển khai thực hiện Ðề
án "Ðào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020" theo Quyết định số
1956/QÐ-TTg, ngày 27/11/2009 của Chính phủ.
Xu hướng chuyển dịch lao động theo vị thế việc làm
Lao động làm công, làm thuê và tự làm trong khu vực nông nghiệp, lâm
nghiệp và thủy sản có xu hướng giảm và chuyển dịch sang lao động phi nông
nghiệp. Tỷ trọng lao động làm công, làm thuê phi nông nghiệp tăng từ 28,5%
năm 2012 lên 35,8% năm 2018. Tỷ trọng lao động tự làm phi nông nghiệp
tăng từ 21,6% năm 2012 lên 22,6% năm 2018.
61