Page 71 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 71

người, bao gồm 17,6 triệu người đang làm việc ở khu vực nông, lâm nghiệp
          và thủy sản, chiếm 33,2% tổng số (giảm 1,6 điểm phần trăm so với cùng kỳ
          năm trước); khu vực công nghiệp và xây dựng 16,3 triệu người, chiếm 30,7%
          (tăng 1,1 điểm phần trăm); khu vực dịch vụ 19,1 triệu người, chiếm 36,1%
          (tăng 0,5 điểm phần trăm) (Tổng cục Thống kê, 2020). Tỷ lệ thất nghiệp chung
          cả nước 6 tháng đầu năm ước tính là 2,26% (Quý 1 là 2,02%; Quý 2 là 2,51%),
          trong đó tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 3,62%; khu vực nông thôn là
          1,59%. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi 6 tháng ước tính là 2,47%
          (Quý 1 là 2,22%; Quý 2 là 2,73%), trong đó tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành
          thị là 3,82%; khu vực nông thôn là 1,77%. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên
          (từ 15-24 tuổi) 6 tháng ước tính là 7%, trong đó khu vực thành thị là 10,45%;
          khu vực nông thôn là 5,5% (Tổng cục Thống kê, 2020a).
               Theo Tổng cục Thống kê (2020a), ở vùng ĐBSCL, các địa phương có
          tỷ lệ thất nghiệp cao bao gồm Bạc Liêu, Cần Thơ, Sóc Trăng và Tiền Giang,
          với tỷ lệ tương ứng 3,59%, 3,8%, 3,13% và 3,01. Đây đều là các tỉnh có tỷ lệ
          đô thị hóa cao của vùng. Các tỉnh còn lại có tỷ lệ thất nghiệp nhỏ hơn 3% gồm
          An Giang (2,32%), Bến Tre (2,13%), Cà Mau (2,25%), Đồng Tháp (2,46%),
          Kiên Giang (2,44%), Long An (2,99%), Trà Vinh (2,17%), Vĩnh Long (2,2%)
          và Hậu Giang (2,68%).

               Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong tuổi lao động nói chung, ở thành
          thị và cả nông thôn vùng ĐBSCL đều cao hơn bình quân của cả nước. Theo
          báo cáo việc làm Quý 3-4 năm 2019 và Quý 1-2 năm 2020 toàn vùng có đến
          216,7 nghìn lao động (Quý 3 năm 2019); 169,4 nghìn lao động (Quý 4 năm
          2019); 263,6 nghìn lao động (Quý 1 năm 2020) và 221,1 nghìn lao động (Quý
          2 năm 2020) bị thiếu việc làm. Thực tế này cho thấy năng lực của nền kinh tế
          của vùng ĐBSCL, với trọng tâm là sản xuất nông nghiệp và thủy sản, chưa
          thể tạo điều kiện tốt cho người lao động tìm kiếm việc làm.

               2.2  THỰC  TRẠNG  NGUỒN  NHÂN  LỰC  TRONG  MỘT  SỐ
          NGÀNH CHỦ LỰC CỦA VÙNG ĐBSCL

               2.2.1  Lao động trong lĩnh vực nông lâm thủy sản
               2.2.1.1  Số lượng lao động nông nghiệp

               Theo Tổng cục Thống kê (2020a), lực lượng lao động nông nghiệp
          chiếm số lượng đông nhất gần 5,2 triệu người, đến năm 2018 lực lượng này
          còn hơn 4,4 triệu người. Bảng 2.6 cho thấy, trong giai đoạn 2011 - 2018, lực
          lượng lao động nông nghiệp khu vực ĐBSCL vẫn chiếm tỷ trọng lớn (năm



                                                                                 57
   66   67   68   69   70   71   72   73   74   75   76