Page 61 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 61

tổ chức đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; khối đại đoàn kết
          các dân tộc được tăng cường".

               Có thể thấy rằng, trước yêu cầu đặt ra về sự phát triển bền vững của
          vùng, cần chuẩn bị một đội ngũ nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trong tình
          hình mới.  Và như thế, một số lượng lớn nguồn nhân lực sẽ có điều kiện nắm
          bắt cơ hội, vượt qua thách thức và không ngừng nâng cao trình độ, kỹ năng
          để thích ứng và phát triển nhưng bên cạnh đó một số lượng không nhỏ nguồn
          nhân lực sẽ có nguy cơ không kịp thời nắm bắt và thích ứng với sự phát triển
          chung của vùng, của đất nước, thời đại và từng bước tụt hậu, ảnh hưởng đến
          sự phát triển chung của nguồn nhân lực. Đó là bài toán đặt ra cho những nhà
          nghiên cứu, những người hoạch định chính sách và các cơ sở đào tạo. Trước
          đây, vào năm 2012, Chính phủ từng xây dựng Đề án đặc thù phát triển nguồn
          nhân lực vùng ĐBSCL nhưng vấn đề không được sâu sát, liên tục. Chính vì
          vậy, trong tình hình mới, cần phân tích các chủ trương, chính sách về nguồn
          nhân lực, đánh giá toàn cảnh nguồn nhân lực ĐBSCL, nhận định rõ yêu cầu,
          bối cảnh, tình tình, nguy cơ xu hướng để làm sao có được một chiến lược phát
          triển nguồn nhân lực đặc thù cho vùng ĐBSCL. Cần không ngừng tăng cường
          phát triển nguồn nhân lực đối với từng nhóm đối tượng. Cụ thể như đào tạo
          mới đối với những người chưa có nghề nghiệp. Đào tạo lại áp dụng cho những
          người có nghề nghiệp nhưng vì một lý do nào đó nghề nghiệp của họ không
          phù hợp nữa. Đào tạo nâng cao trình độ lành nghề: nhằm bồi dưỡng nâng cao
          kiến thức và kinh nghiệm làm việc để người lao động có thể đảm nhận những
          công việc phức tạp hơn, đầu tư phát triển đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng
          cao, đây là điểm yếu trong nguồn nhân lực của vùng. Bên cạnh đó, cần mở
          rộng hợp tác quốc tế trong đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng đào
          tạo các ngành nghề hiện có, mở rộng thêm những ngành nghề mới đáp ứng
          thực tiễn chẳng hạn liên quan đến ứng dụng công nghệ cao, phân tích dữ liệu
          từ việc chuyển đổi số, liên quan đến ứng phó biến đổi khí hậu, chuyển đổi cơ
          cấu cây trồng vật nuôi theo hướng thuận thiên, hay liên quan đến ngành nghề
          phục vụ logictics, liên quan đến tôn tạo, bảo tồn, khai thác hiệu quả kinh tế
          biển, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn và
          phát huy bản sắc văn hóa,… Bên cạnh tăng cường đào tạo nguồn nhân lực đa
          dạng ngành nghề, đa dạng trình độ, đa dạng hình thức, phương thức đào tạo
          phù hợp mọi đối tượng, cần mở rộng hệ sinh thái, thu hút nguồn nhân lực, giữ
          chân nguồn nhân lực đảm bảo yêu cầu phát triển ổn định, lâu dài.



                                                                                 47
   56   57   58   59   60   61   62   63   64   65   66