Page 60 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 60
triển kinh tế vùng; đổi mới công tác đào tạo, biến những người nông dân thành
công nhân nông nghiệp có trình độ tay nghề cao và góp phần quan trọng vào
việc chuyển dịch cơ cấu lao động”.
Do đó, theo quyết định số 287/ QĐ – TTg ngày 28/02/2022 phê duyệt
Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 cũng đã
xác định, thời gian tới cần: Phát triển nguồn nhân lực theo hướng phục vụ
phát triển các ngành lợi thế của vùng. Tăng cường thu hút số lao động trẻ có
trình độ chuyên môn, tay nghề, trên cơ sở gắn kết hoạt động của các trung
tâm đầu mối với hệ thống các viện nghiên cứu và trường đại học trong vùng
cũng như ngoài vùng, cả các tổ chức quốc tế và các quỹ có quan tâm và ưu
tiên đầu tư cho vùng ĐBSCL. Mở rộng các trung tâm giáo dục tại ĐBSCL,
tại các đô thị loại I, loại II phù hợp với quy mô dân cư và nhu cầu đào tạo;
thúc đẩy liên kết với các tổ chức giáo dục trong nước và quốc tế và vùng,
khuyến khích chủ động hợp tác để cải thiện chất lượng giảng dạy đáp ứng yêu
cầu thực tiễn, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu
của nền kinh tế kỹ thuật số toàn cầu bằng cách khuyến khích các nhà đầu tư
nước ngoài và các nhân tố tiềm năng trong và ngoài vùng và tăng cường liên
kết với các cơ sở giáo dục và đào tạo nghề có uy tín ở thành phố Hồ Chí Minh
và Hà Nội. Tăng cường đầu tư vào giáo dục tiểu học, trung học ở nông thôn,
nâng cao chất lượng đào tạo nghề thông qua thiết lập các mối liên kết và hợp
tác với các đơn vị quản lý khu công nghiệp và người sử dụng lao động. Đồng
thời, chính sách phát triển lực lượng lao động chất lượng cao và có kỹ năng
phù hợp với nhu cầu thị trường, trong đó chú trọng các ngành trọng tâm của
vùng. Mục tiêu đến năm 2030, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 65%, trong đó
có bằng cấp, chứng chỉ đạt 25%; tỷ trọng lao động khu vực phi nông nghiệp
(dịch vụ và công nghiệp - xây dựng) đạt 75-80%; tỷ lệ thất nghiệp của lao
động trong độ tuổi ở khu vực thành thị dưới 4%.
Ngày 02/4/2022, Bộ Chính trị khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 13-
NQ/TW về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng,
an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó xác
định đến năm 2045: "Vùng ĐBSCL là vùng phát triển toàn diện, sinh thái,
văn minh và bền vững, mang đậm bản sắc văn hóa sông nước; có trình độ
phát triển khá so với cả nước; cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại,
phân bổ hợp lý và thích ứng với biến đổi khí hậu; kinh tế phát triển năng động,
hiệu quả với cơ cấu phù hợp với điều kiện tự nhiên, đa dạng sinh học, văn
hóa, con người; nhân dân có mức sống cao; bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng
của các dân tộc được duy trì và tôn tạo; quốc phòng và an ninh được bảo đảm;
46