Page 59 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 59
khi trung bình cả nước là 26,1 %, ở vùng Đông Nam Bộ là 28,3%, đồng bằng
sông Hồng là 37%. ĐBSCL có tỷ lệ lao động thất nghiệp là 4,05%, tỷ lệ thiếu
việc làm là 4,33% (người thiếu việc làm là những người làm việc dưới 35 giờ
01 tuần và có nhu cầu làm thêm giờ). Tỷ lệ xuất cư lao động ngày càng cao
13,8 ‰, chỉ số già hóa khoảng 60%, tình trạng này dẫn đến nguy cơ làm giảm
năng lực lao động của nguồn nhân lực trong vùng. Hiện tại, việc cung ứng
nguồn nhân lực đang còn hạn chế ở các lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao
như: công nghệ chế tạo, công nghệ thông tin, nông nghiệp, thủy sản, quản lý
môi trường, ... Thị trường lao động chưa đủ khả năng thu hút nguồn nhân lực
chất lượng cao. Thu nhập bình quân đầu người ở vùng ĐBSCL 3.713.000
đồng, thấp hơn nhiều so với thu nhập bình quân đầu người của cả nước và các
vùng khác từ 1 - 2 triệu. Thu nhập bình quân đầu người cả nước 4.205.000
đồng/ tháng, đồng bằng sông Hồng 5.026.000 đồng/ tháng, Đông Nam Bộ
5.794.000 đồng.
Có thể thấy rằng, thời gian qua, những chủ trương, chính sách của Đảng,
Nhà nước, các địa phương đã tạo định hướng, cơ chế tạo điều kiện thuận lợi
giúp nguồn nhân lực vùng ĐBSCL không ngừng phát triển và đội ngũ này đã
có những đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế- xã hội của toàn vùng cũng
như cả nước. Tuy nhiên, cũng còn nhiều hạn chế, bất cập khiến cho nguồn
nhân lực vùng ĐBSL vẫn chưa thật sự phát triển toàn diện, và vấn đề về nguồn
nhân lực vẫn đang là điểm nghẽn, điểm yếu trong sự phát triển kinh tế - xã
hội của toàn vùng.
Trong thời gian tới, với những chính sách chung, những chính sách đặc
thù của vùng và nhất là những yêu cầu đặt ra nhằm phát triển vùng theo hướng
thuận thiên và thích ứng với biến đổi khí hậu, thích ứng với cuộc cách mạng
công nghệ 4.0, đòi hỏi nguồn nhân lực phải không ngừng được nâng cao.
Trong Nghị quyết 120/ NQ- CP ngày 17/11/2017 của Chính phủ về phát triển
bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu, xác định đến năm 2050,
ĐBSCL trở thành vùng có trình độ phát triển khá so với cả nước. Mô hình
phát triển ĐBSCL “phải lấy con người làm trung tâm” bởi vì con người chính
là kim chỉ nam cho các nguồn lực khác nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển hệ
thống hạ tầng cơ sở, các dịch vụ thương mại và kinh tế xã hội thích ứng với
biến đổi khí hậu và sự thay đổi. Để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho sự
phát triển của vùng cần “Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, phát triển nguồn
nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, gắn với thị trường xuất khẩu
lao động để người dân tham gia một cách tích cực, chủ động, với vai trò là
trung tâm của quá trình chuyển đổi sản xuất và sinh kế, đáp ứng nhu cầu phát
45