Page 39 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 39
nhân lực trong mối quan hệ với phát triển kinh tế - xã hội; đổi mới phương
thức đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; phát triển nguồn nhân lực gắn với tạo
việc làm, tạo việc làm tại chỗ thông qua phát triển sản xuất, tập trung vào các
sản phẩm có giá trị kinh tế cao, xuất khẩu... Văn kiện cũng đã xác định“ bảo
đảm công bằng về cơ hội học tập cho mọi người, tạo điều kiện để toàn xã hội
học tập và học tập suốt đời… Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và đào tạo. Rà
soát, sắp xếp lại mạng lưới các trường đại học… khuyến khích thành lập mới
và phát triển các trường đại học, … kể cả trường do nước ngoài đầu tư”.
Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (2001) Đảng ta khẳng định:
“Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất
lượng cao là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển nhanh, bền vững
đất nước”. Đặc biệt, Đại hội đã xác định 03 khâu đột phá chiến lược, trong đó
khẳng định: “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất
lượng cao” Nghị quyết cũng khẳng định, Việt Nam chỉ có thể đi tắt đón đầu
sự phát triển trên thế giới trong thời kỳ hội nhập bằng cách đầu tư vào yếu tố
con người. Do đó, cần “Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, phát huy nhân tài;
đào tạo nhân lực cho phát triển kinh tế tri thức”. Đại hội cũng xác định chiến
lược “gắn kết chặt chẽ giữa phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng
dụng khoa học, công nghệ” và đưa ra nhiều giải pháp phù hợp. Đại hội lần
thứ XI của Đảng chỉ rõ “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là
đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi; đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ,
văn hóa đầu đàn, đội ngũ doanh nhân và lao động lành nghề. Đẩy mạnh nhu
cầu đào tạo nghề theo nhu cầu phát triển của xã hội; có cơ chế và chính sách
thiết lập mối liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với cơ sở đào tạo. Xây
dựng và thực hiện các chương trình, đề án đào tạo nhân lực các ngành, lĩnh
vực mũi nhọn, đồng thời chú trọng đào tạo nghề cho nông dân, đặc biệt đối
với người bị thu hồi đất; nâng cao tỷ lệ qua đào tạo. Quan tâm hơn tới phát
triển giáo dục, đào tạo ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Bảo đảm công
bằng xã hội trong giáo dục; thực hiện tốt chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với
người già và gia đình có công, đồng bào dân tộc thiểu số, học sinh giỏi, học
sinh nghèo, học sinh khuyết tật, giáo viên công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng
nhiều khó khăn”.
Trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII (01/2016), Đảng ta tiếp tục
khẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục và đào
tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Đại hội đề
ra nhiệm vụ “Thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển
nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển
25