Page 35 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 35

Tầm quan trọng đối với sự ổn định chính trị

               Nguồn nhân lực là chủ thể giữ vững chủ quyền quốc gia và đấu tranh
          làm thất bại những âm mưu chia rẽ, phá hoại của các thế lực thù địch, phản
          động. Trong những năm gần đây, các thế lực thù địch, phản động trong và
          ngoài nước tăng cường tuyên truyền, kích động chống phá cách mạng, khoét
          sâu vào những vấn đề nhạy cảm như: đất đai, việc làm, sự chênh lệch mức
          sống,... Chúng còn kết hợp với việc lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, liên
          minh giai cấp ở Việt Nam để tuyên truyền chống phá cách mạng, gây chia rẽ
          khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phá hoại niềm tin của các tầng lớp nhân dân
          vào sự lãnh đạo của Đảng- đội tiền phong của giai cấp công nhân, phá hoại
          sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Để đấu tranh ứng phó với các
          âm mưu, thủ đoạn của các thế lực này, việc nâng cao nhận thức của người lao
          động, của nguồn nhân lực là vấn đề hết sức cần thiết. Làm sao để mỗi người
          lao động nâng cao tinh thần yêu nước, miễn nhiễm với các tin xấu, tin độc,
          tin giả; tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và đấu tranh phản bác
          các quan điểm sai trái, thù địch, góp phần bảo vệ và xây dựng đất nước.

               Nâng cao nhận thức, vị thế của người lao động, của nguồn nhân lực
          trong lĩnh vực chính trị có tầm quan trọng đặc biệt trong việc giữ vững an
          ninh, trật tự, chủ quyền quốc gia. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực còn là nhân
          tố quan trọng tham gia, góp ý, phản biện trong quá trình hoạch định chủ
          trương, chính sách.

               Tầm quan trọng đối với việc bảo tồn và phát triển nền văn hóa

               Văn hóa là mục tiêu của sự phát triển, bởi lẽ, văn hóa do con người sáng
          tạo ra, chi phối toàn bộ hoạt động của con người, là hoạt động sản xuất nhằm
          cung cấp năng lượng tinh thần cho con người, làm cho con người ngày càng
          hoàn thiện. Văn hóa là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Văn hóa
          khơi dậy mọi tiềm năng sáng tạo của con người, huy động sức mạnh nội sinh
          to lớn trong con người đóng góp vào sự phát triển xã hội. Nhờ có văn hóa mà
          tiềm năng sáng tạo của con người ngày càng phát triển. Nhấn mạnh yếu tố
          văn hóa trong quá trình phát triển là cũng chính là nhấn mạnh đến yếu tố
          người với tư cách vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển đất nước.

               Theo Trọng (2022), “nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa
          tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, một nền văn hóa thống nhất trong đa dạng,
          dựa trên các giá trị tiến bộ, nhân văn; chủ nghĩa Mác - Lênin giữ vai trò chủ
          đạo trong đời sống xã hội, kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống tốt
          đẹp của tất cả các dân tộc trong nước, tiếp thu những thành tựu, tinh hoa văn


                                                                                 21
   30   31   32   33   34   35   36   37   38   39   40