Page 32 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 32

chất phát triển con người - là quan điểm về phát triển, trong đó lấy con người
          làm trung tâm. Đó là sự phát triển của con người, vì con người và do con
          người. Phát triển con người có nghĩa là đầu tư vào phát triển tiềm năng của
          con người trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, kỹ năng, nghề nghiệp ... để con
          người có thể làm việc một cách sáng tạo, hiệu quả và cho năng suất cao. Phát
          triển vì con người là bảo đảm sự tăng trưởng kinh tế do con người tạo ra phải
          được phân phối công bằng và rộng rãi, đời sống vật chất và tinh thần của con
          người không ngừng được nâng cao. Phát triển do con người tức là tạo mọi
          điều kiện cho con người tham gia vào các hoạt động của đời sống xã hội, qua
          đó con người là yếu tố quyết định thúc đẩy xã hội phát triển.

               Bên cạnh chỉ số phát triển con người, Liên hợp quốc còn đưa ra các chỉ
          số khác để đánh giá đầy đủ hơn trình độ và tính chất phát triển của mỗi quốc
          gia, như chỉ số phát triển nguồn lực con người (hay phát triển nguồn nhân lực
          - HRDI). Các nhà nghiên cứu của Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc
          (UNDP) quan niệm phát triển nguồn nhân lực chịu sự tác động của 05 nhân
          tố là giáo dục – đào tạo, sức khỏe và dinh dưỡng, môi trường, việc làm và sự
          giải phóng con người; trong đó giáo dục – đào tạo là nền tảng, còn những
          nhân tố khác là thiết yếu để duy trì và đáp ứng sự phát triển bền vững của
          nguồn nhân lực.

               Phát triển nguồn lực con người là quá trình làm biến đổi về số lượng,
          chất lượng, cơ cấu nguồn nhân lực, trong đó trọng tâm là làm gia tăng các giá
          trị tinh thần, đạo đức, trí tuệ, kỹ năng, thể chất... cho con người nhằm tạo ra
          nguồn nhân lực có trình độ cao, lành nghề, có khả năng áp dụng và vận dụng
          được những tiến bộ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại vào
          quá trình lao động, đáp ứng những yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội.
          Phát triển chính là giải quyết mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng.
          Chất của là tính quy định bên trong, gắn với các điều kiện kinh tế - xã hội,
          văn hóa, giáo dục, y tế và các hệ thống chính sách xã hội, môi trường, điều
          kiện sống của mỗi quốc gia. Nhìn tổng thể, phát triển gồm 02 nội dung cơ bản
          là phát triển về số lượng (bao hàm cả đảm bảo cơ cấu nguồn nhân lực) và phát
          triển về chất lượng.
               Phát triển nguồn nhân lực về số lượng (bao hàm cả đảm bảo cơ cấu
          nguồn nhân lực) là nâng cao số lượng dân và lực lượng lao động với quy mô
          cơ cấu hợp lý, bảo đảm một lực lượng lao động dồi dào với cơ cấu trẻ. Cần
          đảm bảo một tỷ lệ sinh con hợp lý phù hợp với quy mô và tốc độ tăng trưởng
          kinh tế; đảm bảo cơ cấu về độ tuổi, giới tính cân đối phù hợp với từng giai
          đoạn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Một quốc gia có quy mô dân số

          18
   27   28   29   30   31   32   33   34   35   36   37