Page 34 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 34

Tầm quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội

               Ớ mọi thời đại, mọi chế độ xã hội, nguồn nhân lực luôn được đặt ở vị
          trí trung tâm, mục đích của sự phát triển. Con người là tổng hòa các mối quan
          hệ trong xã hội, do đó xã hội phát triển vì con người và do con người. Phát
          triển nguồn nhân lực là nhân tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bằng lao động
          sáng tạo của mình, nguồn nhân lực góp phần làm giàu cho xã hội và làm
          phong phú cuộc sống con người. Tốc độ tăng trưởng kinh tế có mối tương
          quan chặt chẽ tới vốn vật chất và vốn con người. Các lý thuyết tăng trưởng
          kinh tế đều thống nhất rằng, chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao sẽ tăng
          cường khả năng sinh lợi của máy móc thiết bị; đến lượt nó, hàm lượng vốn
          vật chất tăng sẽ làm tăng hiệu quả đầu tư vào giáo dục - đào tạo.
               Đối với quá trình phát triển kinh tế, để đạt được sự tăng trưởng kinh tế
          cao và ổn định, nhất thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực,
          nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, nghĩa là phải đầu tư vào giáo dục -
          đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao chính là tiền đề thành công
          của các quá trình phát triển kinh tế. Nguồn nhân lực là nhân tố thúc đẩy quá
          trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng đổi mới nền
          kinh tế. Nguồn nhân lực được xem là một trong những nhân tố quan trọng của
          quá trình sản xuất. Chất lượng nguồn nhân lực càng cao càng thúc đẩy nhanh
          quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo
          hướng đổi mới cả về quy mô và cường độ. Cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động
          càng tiến bộ càng đòi hỏi khả năng thích ứng cao hơn của nguồn nhân lực cả
          về trình độ học vấn, trí tuệ, năng lực sáng tạo, trình độ chuyên môn kỹ thuật,
          kỹ năng nghề nghiệp, thể lực cũng như phẩm chất tâm sinh lý, ý thức, lối
          sống, đạo đức. Bên cạnh đó, phát triển nguồn nhân lực sẽ tạo nền tảng cho
          việc tổ chức, khai thác, cải tạo, sử dụng và phát triển các nguồn lực khác có
          hiệu quả hơn phục vụ cho toàn bộ quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn
          nhân lực được phát triển họ sẽ tham gia tiêu dùng các sản phẩm và dịch vụ xã
          hội tốt hơn, giúp việc điều tiết, lưu thông, phân phối trong kinh tế hiệu quả
          hơn. Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu lao động của thị trường,
          không những giúp tăng trưởng kinh tế, phát triển ngành nghề mà còn góp
          phần xóa đói giảm nghèo, tiến tới công bằng xã hội. Đời sống vật chất, tinh
          thần của nhân dân không ngừng được nâng cao, xã hội ổn định. Đồng thời, sẽ
          tạo nền tảng vững chắc giúp Việt Nam tăng cường đa phương hóa, đa dạng
          hóa trong hội nhập quốc tế, tăng cường hữu nghị hợp tác mọi mặt với các
          nước trên thế giới, thúc đẩy kinh tế - xã hội đất nước ngày càng phát triển,
          đóng góp vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế thế giới.


          20
   29   30   31   32   33   34   35   36   37   38   39