Page 29 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 29
định nguồn nhân lực cần thiết trên cơ sở kế hoạch hóa nguồn nhân lực. Xây
dựng hệ thống các chỉ tiêu đo lường đánh giá kết quả công việc và đánh giá
con người nhằm tăng năng suất lao động xã hội.
Nội dung quản lý nguồn nhân lực gồm có các công việc cơ bản như kế
hoạch hóa nguồn nhân lực; Tuyển dụng và lựa chọn, thu hút nguồn nhân lực;
Đánh giá kết quả công việc, đánh giá người lao động; Đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực; Chính sách tạo động lực cho người lao động gồm chế độ đãi
ngộ, lương, khen thưởng, … Hệ thống thông tin nguồn nhân lực. Cụ thể,
các nội dung này như sau:
Thứ nhất, kế hoạch hóa nguồn nhân lực: nghiên cứu các hoạt động dự
báo nhu cầu về nhân lực của xã hội và hoạch định những bước tiến hành để
đáp ứng số lượng, chất lượng, cơ cấu lao động cần thiết kịp thời phục vụ nhu
cầu nhân lực của nền kinh tế - xã hội.
Thứ hai, tuyển dụng và lựa chọn, thu hút nguồn nhân lực: tuyển dụng
lao động là quá trình thu hút, nghiên cứu, lựa chọn và quyết định tiếp nhận
một cá nhân vào một vị trí của một đơn vị nhất định trong hệ thống hợp thành
của nền sản xuất xã hội.
Thứ ba, đánh giá kết quả công việc, đánh giá người lao động. Đây là
quá trình nghiên cứu, phân tích, so sánh giữa tiêu chuẩn đề ra với kết quả
công việc thực hiện của người lao động trong một thời gian nhất định, từ đó
có thể đo lường được năng suất lao động xã hội. Việc đánh giá năng lực người
lao động nằm trong chuỗi hoạt động nhằm thu hút, duy trì và phát triển nguồn
nhân lực của một hệ thống quản lý và phát triển nguồn nhân lực trong dài hạn.
Thứ tư, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Đào tạo nguồn nhân lực
là quá trình truyền đạt và lĩnh hội những kiến thức và kỹ năng cần thiết để
người được đào tạo có thể thực hiện được các công việc, hoạt động chuyên
môn hoặc một nghề nào đó. Đào tạo bao gồm 02 hoạt động cơ bản là giảng
dạy và học tập. Nếu đào tạo mà không có giảng dạy sẽ là quá trình tự đào tạo
do người học tự học tập nâng cao trình độ. Đào tạo gắn với giáo dục, theo
nghĩa rộng là đào tạo nằm trong giáo dục gồm giáo dục đại học và giáo dục
nghề nghiệp, theo nghĩa hẹp đào tạo là quá trình tiếp nối sau giáo dục. Có
nghĩa là giáo dục bao gồm giáo dục mầm non và trung học, đào tạo là tiếp nối
sau đó với đào tạo đại học và đào tạo nghề. Các hình thức cơ bản trong việc
đào tạo nguồn nhân lực bao gồm: đào tạo mới đối với những người chưa có
nghề nghiệp; đào tạo lại áp dụng cho những người có nghề nghiệp nhưng vì
15