Page 26 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 26

các nguồn nhân lực. Phân bố các nguồn nhân lực hợp lý sẽ tạo động lực và
          thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế- xã hội.

               Cơ cấu  nguồn nhân lực rất đa dạng, tùy theo giác độ và mục đích
          nghiên cứu mà xác định cơ cấu nguồn nhân lực trên nhiều cơ sở. Hiện nay,
          theo Tổng Cục Thống kê Việt Nam (2021), nguồn nhân lực hay nguồn lao
          động được cơ cấu theo các cơ sở sau: Cơ cấu nguồn nhân lực theo vùng:
          ĐBSCL, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung  Bộ và duyên hải miền
          Trung, Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi phía Bắc. Cơ cấu nguồn
          nhân lực theo khu vực kinh tế: nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi), lâm
          nghiệp, thủy sản; công nghiệp và xây dựng; dịch vụ. Cơ cấu nguồn nhân lực
          theo trình độ chuyên môn kỹ thuật: không chuyên môn kỹ thuật, dạy nghề
          03 tháng trở lên, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng trở lên. Cơ cấu nguồn
          nhân lực theo trình độ đào tạo: sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học trở lên.
          Khi xác định cơ cấu nguồn nhân lực dựa trên các cơ sở nêu trên, chúng ta
          cũng có thể tích hợp thống kê theo giới tính nam, nữ, độ tuổi và cũng có thể
          tích hợp nhiều cơ sở để có được thống kê tổng hợp về cơ cấu nguồn nhân lực
          theo mục đích nghiên cứu.

                Bên cạnh các cơ sở để phân chia cơ cấu nguồn nhân lực như trên, cũng
          có những cách cơ cấu nguồn nhân lực theo những cơ sở khoa học khác. Theo
          Dong (2013),  nguồn nhân lực có thể phân loại theo lĩnh vực hoạt động gồm
          những bộ phận như: nguồn nhân lực nông nghiệp; công nghiệp; hành chính;
          dịch vụ; kinh doanh; khoa học - công nghệ; văn hóa, nghệ thuật; lãnh đạo,
          quản lý. Theo Vượng (2013), nguồn nhân lực có thể phân loại theo cơ cấu xã
          hội giai cấp, bao gồm nhân lực từ nông dân; công nhân; trí thức, công chức,
          viên chức. Trong một số tài liệu quốc tế và những văn bản của Nhà nước ta
          từng ban hành cũng thường đề cập đến 04 lĩnh vực nguồn nhân lực cơ bản cơ
          cấu theo chức năng, nhiệm vụ hoạt động như: nguồn nhân lực trong lĩnh vực
          khoa học và công nghệ; trong lĩnh vực quản lý hành chính công; trong lĩnh
          vực quản lý doanh nghiệp; trong lĩnh vực lao động thuộc các ngành kinh tế -
          xã hội. Trong thống kê, người ta thường đánh giá thành phần của nguồn nhân
          lực một quốc gia, địa phương trên các chỉ tiêu cơ bản như: tỷ lệ nguồn nhân
          lực trong dân số, tỷ lệ người lao động trong dân số, tỷ lệ tham gia lực lượng
          lao động của dân số từ 15 tuổi trở lên, tỷ lệ người đủ 15 tuổi trở lên có việc
          làm trong dân số; tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động có việc làm trong dân số.

               Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, cơ cấu nguồn nhân lực hợp
          lý sẽ làm tăng số lượng, chất lượng nguồn nhân lực và ngược lại. Chính vì
          vậy, các nhà quản lý cần đặc biệt quan tâm và phát triển sao cho hài hòa cả

          12
   21   22   23   24   25   26   27   28   29   30   31