Page 30 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 30

một lý do nào đó nghề nghiệp của họ không phù hợp nữa; đào tạo nâng cao
          trình độ lành nghề: nhằm bồi dưỡng nâng cao kiến thức và kinh nghiệm làm
          việc để người lao động có thể đảm nhận những công việc phức tạp hơn. Đào
          tạo có một số đặc điểm nổi bật như: đào tạo phải có thời gian, chi phí, rất khó
          đánh giá chính xác hiệu quả đào tạo.

               Phát triển nguồn nhân lực là hoạt động học tập vượt ra khỏi phạm vi
          công việc trước mắt, liên quan tới việc nâng cao khả năng trí tuệ và cảm xúc
          cần thiết để thực hiện các công việc tốt hơn hoặc mở ra cho họ những công
          việc  mới  dựa  trên  cơ  sở  những  định  hướng  tương  lai  của  tổ  chức.  Theo
          UNNESCO, phát triển nguồn nhân lực là làm cho toàn bộ sự lành nghề của
          dân cư luôn phù hợp trong mối quan hệ với sự phát triển của đất nước. Còn
          theo quan niệm của ILO, phát triển nguồn nhân lực là sự chiếm lĩnh trình độ
          lành nghề và phát triển năng lực, sử dụng năng lực đó của con người để tiến
          tới có được việc làm hiệu quả cũng như thỏa mãn nghề nghiệp và cuộc sống
          cá nhân. Phát triển nguồn nhân lực có 03 nội dung cơ bản là tăng quy mô về
          số lượng, về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tạo ra cơ cấu nguồn nhân
          lực ngày càng hợp lý. Phát triển nguồn nhân lực quan hệ chặt chẽ với đào tạo
          nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực chỉ phát triển khi kinh tế - xã hội phát triển,
          nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của nền sản xuất xã hội. Để đáp ứng nhu
          cầu phát triển nguồn nhân lực đòi hỏi phải đào tạo. Đào tạo là một trong những
          hình thức quan trọng đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực.
               Thứ năm, các chính sách tạo động lực cho người lao động, mối quan hệ
          giữa người lao động với các chủ thể khác. Thu nhập của người lao động bao
          gồm tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng và phúc lợi. Chính sách tạo động lực
          cho người lao động bao gồm tài chính trực tiếp, gián tiếp và phần phi tài
          chính. Tài chính trực tiếp gồm tiền lương, tiền thưởng, tiền hoa hồng. Tài
          chính gián tiếp bao gồm tiền bảo hiểm, chế độ phúc lợi,… Phần phi tài chính
          chứa đựng các lợi ích mang lại cho người lao động từ bản thân công việc và
          môi trường làm việc như sức hấp dẫn của công việc, bầu không khí tâm lý
          nơi làm việc, sự vui vẻ, mức độ tích lũy kiến thức, tự học hỏi, sự ghi nhận của
          xã hội. Các chính sách thiết lập mối quan hệ giữa người lao động với các chủ
          thể liên quan, nhằm bảo đảm rằng các đơn vị, tổ chức (nhà nước, doanh
          nghiệp, công đoàn, nghiệp đoàn, hiệp hội nghề nghiệp,…) tạo ra các mối quan
          hệ tốt đẹp với người lao động, tạo bầu không khí tâm lý xã hội để nhân viên
          an tâm, thỏa mãn và tích cực, sáng tạo trong công việc của mình.



          16
   25   26   27   28   29   30   31   32   33   34   35