Page 27 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 27
03 mặt số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực, đảm bảo cho sự phát
triển bền vững.
Vấn đề về nguồn nhân lực chất lượng cao
Trong nguồn nhân lực nói chung sẽ có nguồn nhân lực chất lượng cao.
Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6 khoá IX (2002),
Đảng ta lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ nguồn nhân lực chất lượng cao “Phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua con đường phát triển, giáo dục
đào tạo, khoa học và công nghệ chính là khâu then chốt để nước ta vượt qua
tình trạng nước nghèo và kém phát triển”. Trong văn kiện Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ X (2006), Đảng ta xác định “Thông qua việc đổi mới toàn diện
giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chấn hưng nền
giáo dục Việt Nam”. Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, XII, XIII, Đảng
ta tiếp tục nhấn mạnh thuật ngữ này khi đưa ra định hướng chính sách tập
trung phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao, là một trong những
khâu đột phá chiến lược của đất nước. Trọng dụng nhân tài, các nhà khoa học
đầu ngành, tổng công trình sư, kỹ sư trưởng, kỹ thuật viên lành nghề và công
nhân kỹ thuật có tay nghề cao. Có chính sách thu hút các nhà khoa học công
nghệ giỏi trong nước và ngoài nước, trong cộng đồng người Việt định cư ở
nước ngoài. Như vậy theo quan niệm của Đảng, nguồn nhân lực chất lượng
cao bao gồm đội ngũ các nhà khoa học và công nghệ, các công trình sư, kỹ
sư, các công nhân kỹ thuật có tay nghề cao. Theo Hạc (1996), “nguồn nhân
lực chất lượng cao là đội ngũ nhân lực có trình độ và năng lực cao, là lực
lượng xung kích tiếp nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến, sử dụng có hiệu
quả việc ứng dụng vào điều kiện nước ta, là hạt nhân đưa lĩnh vực của mình
đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa được mở rộng theo kiểu vết dầu loang
bằng cách dẫn dắt những bộ phận có trình độ và năng lực thấp hơn, đi lên với
tốc độ nhanh”.
Trong quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2011 của Thủ
Tướng chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam giai
đoạn 2011 - 2020” đưa ra khái niệm về nhân lực trình độ cao được hiểu là:
“nhóm chuyên gia đầu ngành có trình độ chuyên môn - kỹ thuật tương đương
các nước tiên tiến trong khu vực có đủ năng lực nghiên cứu, tiếp nhận, chuyển
giao và đề xuất những giải pháp khoa học, công nghệ, giải quyết về cơ bản
những vấn đề phát triển của đất nước và hội nhập với các xu hướng phát triển
khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và công nghệ trên thế giới”. Cấu trúc cơ
bản của nguồn nhân lực chất lượng cao bao gồm: (1) đội ngũ cán bộ lãnh đạo,
quản lý; (2) đội ngũ trí thức gồm các nhà trí thức khoa học và công nghệ, các
13