Page 23 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 23

Bên cạnh đó, trên cơ sở những quan điểm phân tích của những nhà khoa
          học cho thấy, khi nghiên cứu về nguồn nhân lực cần tập trung một số điểm
          như sau:

               Một là, không thể đồng nhất nguồn nhân lực với các nguồn lực khác
          như nguồn lực về kỹ thuật, nguồn lực tự nhiên, … Có nghĩa là chúng ta không
          thể coi nguồn nhân lực như là yếu tố đương nhiên, có sẵn trong quá trình sản
          xuất và chỉ cần khai thác sao cho có hiệu quả nhất mà không cần chú ý đến
          việc chăm sóc, bồi dưỡng và phát triển. Theo tính nhân văn của triết học Marx,
          mọi sự phát triển không chỉ là do con người mà chủ yếu là vì con người.

               Hai là, không thể tách rời nguồn nhân lực ra khỏi hoạt động thực tiễn.
          Bởi vì, chỉ có thông qua hoạt động con người mới thể hiện như một động lực
          của sự phát triển.

               Ba là, xem xét nguồn nhân lực theo quan điểm toàn diện, nhưng biểu
          hiện tập trung nhất của nó vẫn là năng lực hoạt động thực tiễn mà cơ bản nhất
          là hoạt động sản xuất vật chất. Việc xem xét nguồn nhân lực phải gắn với sản
          xuất và lực lượng sản xuất. Do vậy, nội dung cấu thành nguồn nhân lực phải
          bao gồm những tiêu chí về số lượng, chất lượng, cơ cấu của dân số và lao
          động, thể hiện khả năng của con người, cộng đồng người trong một hoàn cảnh
          xã hội – lịch sử nhất định.

               Bốn là, xét về nội dung, nguồn nhân lực là một phạm trù không những
          dùng để phân biệt chủ thể “người” trong quan hệ với khách thể “giới tự nhiên”
          mà còn dùng để khẳng định vai trò của yếu tố người trong các lĩnh vực kinh
          tế, kỹ thuật, chính trị - xã hội. Đặc trưng của nguồn nhân lực được thể hiện rõ
          nhất trong lao động. Phẩm chất độc đáo của nguồn nhân lực, đó chính là tính
          sáng tạo gắn với sự phát triển không ngừng tiềm năng trí tuệ của con người.
               Trong dòng chảy không ngừng của cuộc cách mạng khoa học công
          nghệ, nền kinh tế tri thức ngày càng phát triển mạnh, các quốc gia cần và
          có thể nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vượt trước trình độ phát triển
          của cơ sở vật chất trong nước để sẵn sàng đón nhận những tiến bộ của khoa
          học, công nghệ hiện đại, hòa nhập với trình độ phát triển ngày càng cao của
          nhân loại.
               1.1.1.2  Một số vấn đề liên quan đến nguồn nhân lực

               Khi nói đến nguồn nhân lực, có nhiều vấn đề liên quan quan trọng cần
          được phân tích làm rõ như vấn đề về số lượng, chất lượng, cơ cấu nguồn nhân
          lực, vấn đề nguồn nhân lực chất lượng cao, vấn đề quản lý nguồn nhân lực.


                                                                                  9
   18   19   20   21   22   23   24   25   26   27   28