Page 18 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 18
gia vào quá trình lao động sản xuất ra của cải vật chất, tinh thần cho xã hội –
con người có sức lao động.
Sức lao động là tổng thể thể lực và trí lực của con người, là khả năng
lao động của con người. Con người sử dụng sức lao động và công cụ lao động
tác động vào đối tượng lao động nhằm tạo ra sản phẩm vật chất lẫn tinh thần
đáp ứng nhu cầu của bản thân và xã hội. Do đó, khi xem xét hoạt động lao
động của con người dưới giác độ hành vi thì hành vi quan trọng nhất của con
người là lao động, hành vi ấy luôn gắn với những người có sức lao động, tức
là những người có đủ điều kiện tham gia quá trình sản xuất. Vì thế, khi nói
đến yếu tố con người trong lao động sản xuất chúng ta thường sử dụng khái
niệm sức lao động.
Nguồn lao động bao gồm toàn bộ những người trong độ tuổi lao động
có sức lao động và có khả năng lao động. Chúng ta cũng cần phân biệt nguồn
lao động với dân số trong độ tuổi lao động. Vì dù đều giới hạn độ tuổi theo
luật định nhưng dân số trong độ tuổi lao động còn bao gồm bộ phận dân số
trong độ tuổi lao động nhưng không có khả năng lao động như tàn tật mất sức
lao động bẩm sinh hoặc do các nguyên nhân chiến tranh, tai nạn giao thông,
tai nạn lao động,... Và căn cứ vào Điều 3 Bộ luật Lao động năm 2019, có hiệu
lực từ ngày 01/01/2021, độ tuổi lao động của người Việt Nam trong điều kiện
lao động bình thường được xác định: nữ từ đủ 15 tuổi đến đủ 55 tuổi 4 tháng
và mỗi năm tăng thêm 04 tháng theo lộ trình đến năm 2035, nam từ đủ 15 tuổi
đến đủ 60 tuổi 3 tháng và mỗi năm tăng thêm 03 tháng theo lộ trình đến năm
2028 (Bộ luật Lao động, 2019).
Lực lượng lao động là một bộ phận của nguồn lao động bao gồm những
người trong độ tuổi lao động, đang có việc làm và những người chưa có việc
làm nhưng có nhu cầu tìm việc và sẵn sàng làm việc. Lực lượng lao động
không bao gồm những người trong tuổi lao động, có khả năng lao động nhưng
đang đi học, đang làm nội trợ gia đình, không có nhu cầu tìm việc,…
Nguồn lực là toàn bộ những yếu tố bên trong và bên ngoài đã, đang và
sẽ tham gia vào quá trình thúc đẩy, phát triển, cải biến xã hội của quốc gia.
Nguồn lực phát triển là tổng thể các yếu tố kinh tế, phi kinh tế cả trong và
ngoài nước đã, đang và sẽ tham gia vào quá trình thúc đẩy, cải biến xã hội
theo hướng tiến bộ nhằm đạt được mục tiêu phát triển của một quốc gia. Tiếp
cận theo tính chất của nguồn lực phát triển, có thể chia thành nguồn lực vật
chất và nguồn lực phi vật chất. Trong đó, nguồn lực vật chất gồm nguồn nhân
lực; nguồn lực khoa học - công nghệ; nguồn vốn, nguồn tài nguyên thiên
4