Page 17 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 17

Chương 1

                  LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN NHÂN LỰC,
                   CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG
                  VÀ NHÀ NƯỚC TA VỀ NGUỒN NHÂN LỰC

                                                                                   *
                                                Lê Ngọc Triết và Nguyễn Thị Kim Quế
                                     Khoa Khoa học Chính trị, Trường Đại học Cần Thơ
                                                          *
                                                          ( Email: ntkque@ctu.edu.vn)

               C
                       on người là chủ thể, nhân tố trung tâm, nguồn lực chủ yếu, đồng
                       thời cũng là mục tiêu của sự phát triển. Nguồn nhân lực là
                       nguồn lực con người có vai trò quyết định đối với sự phát triển
          bền vững của mỗi quốc gia. Trong thời đại ngày nay, khi nền kinh tế tri thức
          ngày càng phát triển, nguồn nhân lực với tiềm năng tri thức sẽ là lợi thế cạnh
          tranh giữa các quốc gia, vùng miền, các lĩnh vực, ngành nghề, các tổ chức,…
          Do đó, việc nhận thức rõ các cơ sở lý luận về nguồn nhân lực cũng như những
          chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta liên quan đến nguồn nhân
          lực để từ đó phát triển và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực là vấn đề có ý
          nghĩa đặc biệt quan trọng trước yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở vùng
          Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng và trên cả nước nói chung.

               1.1  LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN NHÂN LỰC

               1.1.1  Khái niệm về nguồn nhân lực và một số vấn đề liên quan đến
          nguồn nhân lực
               1.1.1.1  Khái niệm về nguồn nhân lực

               Khái niệm nguồn nhân lực được sử dụng rộng rãi ở các nước có nền
          kinh tế phát triển từ những năm giữa thế kỷ XX, với ý nghĩa là nguồn lực con
          người, thể hiện sự nhìn nhận lại vai trò yếu tố con người trong toàn bộ quá
          trình phát triển. Để có thể nhận thức đầy đủ nội hàm khái niệm nguồn nhân
          lực, trước hết, chúng ta cần tiếp cận một số phạm trù như: nhân lực, sức lao
          động, nguồn lao động, dân số trong độ tuổi lao động, lực lượng lao động,
          nguồn lực.

               Nhân lực là sức lực ở trong mỗi con người giúp chúng ta hoạt động và
          thông qua hoạt động, sức lực ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của
          cơ thể con người. Đến một mức độ nào đó, con người có đủ điều kiện tham


                                                                                  3
   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22