Page 19 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 19

nhiên;... Nguồn lực phi vật chất gồm thể chế chính trị; cơ chế quản lý và hệ
          thống chính sách; đặc điểm văn hóa, tôn giáo, truyền thống, dân tộc; kinh
          nghiệm tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh;... Nguồn nhân lực có sự khác
          biệt về chất khi so sánh với các nguồn lực khác. Tất cả các nguồn lực khác
          đều bị hao mòn, hầu như không có khả năng tái sinh trong quá trình sử dụng.
          Nguồn nhân lực, xét ở một khía cạnh nào đó nếu khai thác và sử dụng hợp lý
          thì càng được phát huy, càng được tái sinh, bồi dưỡng và nâng cao thêm về
          mặt chất lượng. Trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên
          nền tảng của tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo cùng với quá
          trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng ở Việt Nam hiện nay, con người là
          nguồn lực giữ vai trò quyết định, nằm trong tổng thể tất cả các nguồn lực khác
          và là nguồn lực giữ vị trí hạt nhân của các nguồn lực hiện có.
                Khái niệm nguồn nhân lực được hình thành trong quá trình nghiên cứu,
          xem xét con người với tư cách là một nguồn lực, là động lực của sự phát triển.
          Trong nhiều thập kỷ trở lại đây, vấn đề nguồn nhân lực đã được các nhà khoa
          học Việt Nam cũng như của nhiều quốc gia khác trên thế giới quan tâm. Qua
          một số công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước cho thấy, khái niệm
          nguồn nhân lực được đề cập đến khá đa dạng với nhiều góc độ tiếp cận khác
          nhau như triết học, xã hội học, dân số học hay kinh tế học,… ; từ quy mô của
          tổ chức, của ngành, địa phương, vùng lãnh thổ đến quy mô quốc gia…; xem
          xét từ góc độ nguồn nhân lực là gồm người tham gia lao động trực tiếp hay
          gồm người lao động trực tiếp và cả tiềm năng có thể huy động; xem xét từ
          góc độ nguồn nhân lực là gồm những người đang trong hay ngoài độ tuổi lao
          động,…Trên cơ sở nghiên cứu các quan điểm về nguồn nhân lực của các nhà
          khoa học, có thể thấy các nhà khoa học có những cách tiếp cận sau:

               Cách hiểu thứ nhất là cách hiểu với nội hàm rộng lớn hơn cả. Với tư
          cách là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội và cho sự phát triển, nguồn
          nhân lực là tổng nguồn lực con người tồn tại trong phạm vi quốc gia, vùng
          lãnh thổ, là một bộ phận hợp thành trong hệ thống các nguồn lực có khả
          năng huy động và có giá trị sử dụng tích cực trong quá trình phát triển kinh
          tế - xã hội.
               Theo Cơ quan Phát triển của Liên hợp quốc UNDP, nguồn nhân lực là
          tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của
          con người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và của đất nước. Việc
          sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực sẽ tạo động lực to lớn cho sự phát triển kinh
          tế, xã hội. Tổ chức Ngân hàng Thế giới (WB) chỉ ra rằng nguồn nhân lực bao
          gồm toàn bộ vốn con người, với thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp,… của

                                                                                  5
   14   15   16   17   18   19   20   21   22   23   24