Page 24 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 24

Vấn đề về số lượng nguồn nhân lực

               Số lượng nguồn nhân lực là tổng số lao động đã và đang được đào tạo,
          đang và sẵn sàng tham gia phát triển kinh tế - xã hội. Số lượng nguồn nhân
          lực là năng lực lao động của con người và khả năng cung cấp lực lượng lao
          động cho quá trình sản xuất vật chất cũng như tạo ra các giá trị tinh thần phục
          vụ sự phát triển kinh tế - xã hội. Số lượng nguồn nhân lực đóng vai trò quyết
          định tới sự phát triển kinh tế - xã hội. Nếu số lượng không tương thích với
          quá trình phát triển kinh tế - xã hội, thiếu hoặc thừa cũng sẽ trở thành lực cản
          trong quá trình phát triển đất nước. Số lượng nguồn nhân lực được quy định
          bởi quy mô dân số (số lượng dân, mật độ dân số, tốc độ tăng dân số, tỷ lệ sinh
          – tử). Về cơ bản, có một số yếu tố ảnh hưởng đến quy mô nguồn nhân lực
          như dân số (tăng, giảm dân số tự nhiên; tăng giảm dân số cơ học); hợp tác
          quốc tế về lao động; mức độ phát triển của giáo dục – đào tạo (số năm đi học
          của người lao động, mức sinh, mức chết); môi trường xã hội,...

               Vấn đề về chất lượng nguồn nhân lực

               Chất lượng nguồn nhân lực là tổng hợp những phẩm chất, năng lực,
          sức mạnh của người lao động đang và sẵn sàng thể hiện trong thực tiễn phát
          triển kinh tế - xã hội. Nó bao gồm những yếu tố cơ bản về trí tuệ, đạo đức,
          năng  lực,  thể  lực  và  thẩm  mỹ  của  người  lao  động.Theo  Marx  &  Engels
          (1995), “lao động phức tạp chỉ là lao động giản đơn được nâng lên lũy thừa”
          Vậy, trong cùng một điều kiện và một đơn vị thời gian, lao động phức tạp có
          hàm lượng trí tuệ sẽ tạo ra được giá trị gấp nhiều lần giá trị của lao động giản
          đơn chủ yếu bằng sức mạnh cơ bắp tạo ra. Cùng với trí tuệ và năng lực, đạo
          đức là thành phần cơ bản không thể tách khỏi chất lượng nguồn nhân lực, là
          cái gốc của con người, của tập thể và cả dân tộc. Bên cạnh tài và đức, thẩm
          mỹ của nguồn nhân lực cũng định hướng việc bồi dưỡng nhu cầu, khát vọng
          của trí tuệ, năng lực và đạo đức của con người theo giá trị chân, thiện mỹ.
          Theo Lan (2002), “Sự phát triển của thẩm mỹ đúng đắn sẽ có tác động trở lại
          thúc đẩy sự phát triển trí tuệ ở trình độ cao hơn, đặc biệt nó có giá trị định
          hướng cho các hoạt động trí tuệ, cho việc sử dụng các thành tựu của trí tuệ,
          của khoa học vào những mục đích nhân văn, tiến bộ xã hội vì cuộc sống hạnh
          phúc của con người”.

               Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng nguồn nhân lực gồm có: các
          chỉ tiêu về sức khỏe như tuổi thọ bình quân của dân số, chiều cao và cân nặng
          của người lao động; các chỉ tiêu về y tế, bệnh tật của người lao động như số
          lao động mắc bệnh mãn tính, bệnh nghề nghiệp, bệnh xã hội; chỉ tiêu trình



          10
   19   20   21   22   23   24   25   26   27   28   29