Page 21 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 21
cho rằng nguồn nhân lực là nhóm dân cư trong độ tuổi lao động có khả năng
lao động, với cách hiểu này nguồn nhân lực tương đương với nguồn lao động.
Khi nghiên cứu về con người trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
Theo Hạc (2001) cho rằng “nguồn nhân lực là tổng thể các tiềm năng lao động
được chuẩn bị (ở các mức độ khác nhau) sẵn sàng tham gia một công việc lao
động nào đó, tức là những người lao động có kỹ năng (hay khả năng nói
chung) bằng con đường đáp ứng được yêu cầu của chuyển đổi cơ cấu lao
động, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.
Theo Tổng Cục Thống kê, nguồn nhân lực gồm những người đủ 15 tuổi
trở lên có việc làm (lao động đang làm việc) và những người trong độ tuổi lao
động có khả năng lao động nhưng đang ở trong các tình trạng: đang thất
nghiệp; đang đi học; đang làm nội trợ trong gia đình mình; không có nhu cầu
làm việc; những người thuộc tình trạng khác chưa tham gia lao động. Cách
tiếp cận này hiện được dùng trong thống kê thị trường lao động và không tính
những người tham gia lực lượng vũ trang, mặc dù họ là những người trong
độ tuổi lao động và có khả năng lao động.
Cách hiểu thứ tư, theo Hải (2016) nguồn nhân lực là bộ phận dân cư
trong độ tuổi lao động, tham gia, hoạt động trong nền sản xuất xã hội, tức là
có lao động, có sử dụng thể lực, tâm lực và trí lực vào quá trình lao động sản
xuất trực tiếp. Nói cách khác, đó là bộ phận dân cư trong độ tuổi lao động,
đang tham gia lao động, chứ không phải là toàn bộ dân cư có khả năng lao
động. Đó là lực lượng dân cư trong độ tuổi lao động, được huy động vào quá
trình lao động, chứ không phải là bộ phận dân cư có thể được huy động vào
quá trình lao động sản xuất, càng không phải là toàn bộ dân cư, những con
người đang sống nói chung trong một giai đoạn xác định.
Với cách tiếp cận này, nguồn nhân lực đồng nghĩa với lực lượng lao
động xã hội trong độ tuổi lao động theo luật định đang tham gia lao động, sản
xuất, tức với số người lao động, nhưng không thuần túy về số lượng mà cả về
chất lượng của lực lượng lao động này. Với quan niệm này, nguồn nhân lực
đồng nghĩa với nhân lực đang lao động.
Cách hiểu thứ năm, cụ thể hóa các cách tiếp cận trên nhưng không ở
phạm vi quốc gia, địa phương mà ở phạm vi tổ chức, doanh nghiệp, công ty,
đơn vị sự nghiệp,… Nguồn nhân lực là tập hợp những người lao động với
năng lực, tiềm năng phát triển, kinh nghiệm khác nhau và được sắp xếp, đảm
bảo những vị trí khác nhau theo một cơ cấu tổ chức nhất định, liên kết với
nhau theo những mục tiêu chung, chiến lược chung. Theo Henry (2010)
7