Page 25 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 25

độ văn hóa của nguồn nhân lực như số năm đi học, tỷ lệ lao động không biết
          chữ, chưa tốt nghiệp tiểu học, tốt nghiệp tiểu học, tốt nghiệp trung học cơ sở,
          tốt nghiệp trung học phổ thông; chỉ tiêu trình độ chuyên  môn kỹ thuật: tỷ lệ
          lao động đã qua đào tạo, cơ cấu lao động đã qua đào tạo theo từng chuyên
          môn kỹ thuật; chỉ tiêu phát triển con người (HDI) dựa trên 03 tiêu chí: tổng
          sản  phẩm  quốc  nội  GDP  bình  quân  đầu  người  tính  theo  sức  mua  tương
          đương; trình độ học vấn (tỷ lệ người lớn biết chữ và tỷ lệ nhập học của cấp
          giáo dục); tuổi thọ bình quân. Tỷ lệ lao động biết ngoại ngữ. Trình độ ngoại
          ngữ đạt được. Tỷ lệ lao động có trình độ tin học. Trình độ tin học của lực
          lượng lao động.

               Một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực như:
          sự phát triển kinh tế - xã hội (trình độ của nền kinh tế, tăng trưởng đầu tư,
          chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sự phát triển ngành công nghệ thông tin, tác động
          của tăng trưởng kinh tế đối với khả năng nâng cao đầu tư của Chính phủ cho
          giáo dục, đào tạo, các yếu tố văn hóa – xã hội); tình trạng dinh dưỡng và
          chăm sóc sức khỏe; phát triển của giáo dục - đào tạo; chính sách, pháp luật
          của Nhà nước,...

               Vấn đề về cơ cấu nguồn nhân lực
               Cơ cấu nguồn nhân lực phản ánh tỷ trọng nguồn nhân lực theo từng tiêu
          thức nghiên cứu trong nguồn nhân lực xã hội. Kết quả của phân bố nguồn
          nhân lực giữa các ngành và nội bộ ngành kinh tế như công nghiệp – xây dựng
          với nông lâm nghiệp và thương mại dịch vụ và trong nội bộ từng ngành sẽ
          hình thành cơ cấu nguồn nhân lực theo ngành kinh tế và nội bộ ngành; kết
          quả của phân bố nguồn nhân lực giữa các thành phần kinh tế hình thành cơ
          cấu nguồn nhân lực theo vùng; còn kết quả của phân bố nguồn nhân lực giữa
          thành thị, nông thôn hình thành cơ cấu nguồn nhân lực thành thị và nông
          thôn,… Như vậy, cơ cấu nguồn nhân lực là tổng thể mối quan hệ tương tác
          giữa các bộ phận nguồn nhân lực trong tổng lực lượng lao động xã hội và biểu
          hiện thông qua những tỷ lệ nhất định. Chuyển dịch cơ cấu lao động là quá
          trình thay đổi tỷ trọng và chất lượng lao động vào các ngành và các vùng khác
          nhau. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tiến bộ là quá trình thay đổi
          tỷ trọng và chất lượng lao động vào các ngành, các vùng theo xu hướng tiến
          bộ nhằm sử dụng đầy đủ và có hiệu cao các nguồn nhân lực để tăng trưởng
          và phát triển kinh tế - xã hội. Giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch
          cơ cấu lao động có quan hệ chặt chẽ nhau, tác động qua lại lẫn nhau, trong đó
          chuyển dịch cơ cấu kinh tế quyết dịch chuyển dịch cơ cấu lao động. Phát triển
          kinh tế - xã hội là cơ sở và tiền đề để hình thành, phát triển và phân bố hợp lý

                                                                                 11
   20   21   22   23   24   25   26   27   28   29   30