Page 28 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 28

chuyên gia, các tổng công trình sư, … trên các lĩnh vực; (3) đội ngũ công
          nhân kỹ thuật lành nghề; (4) đội ngũ chuyên gia quản trị doanh nghiệp và
          doanh nhân giỏi; (5) các nghệ nhân - những người thợ lành nghề chủ yếu hoạt
          động trong các ngành nghề truyền thống; (6) đội ngũ nông dân giàu kinh
          nghiệm, có khả năng ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện
          đại vào quá trình sản xuất nông nghiệp để tạo ra năng suất, chất lượng, hiệu
          quả  và  nâng  cao  năng  lực  cạnh  tranh  của  sản  phẩm.  Trong  công  văn  số
          1288/BKHCN-CLCS ngày 15/5/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc
          báo cáo hiện trạng và nhu cầu nhân lực Khoa học và Công nghệ trình độ cao
          đã đề xuất 05 tiêu chí. Các tiêu chí đó được tóm tắt trong công thức T- S- E-
          L- C, gồm có: Tiêu chí 1: Traning - Trình độ học vấn; Tiêu chí 2: Skill - Kỹ
          năng làm việc; Tiêu chí 3: Experiences - Kinh nghiệm làm việc; Tiêu chí 4:
          Leadership - Khả năng lãnh đạo; Tiêu chí 5: Creation - Năng lực sáng tạo.
               Hiện nay, trên thế giới, nhiều quốc gia nhờ đầu tư đúng mức cho nguồn
          nhân lực chất lượng cao đã tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển vượt bậc.
          Việt Nam chúng ta kế thừa những kinh nghiệm thế giới, cùng với quá trình
          đổi mới đất nước, đã ngày càng quan tâm và đầu tư phát triển lực lượng này,
          kỳ vọng sẽ mang đến nhiều thành quả vượt bậc trong thời gian tới.

               Vấn đề về quản lý nguồn nhân lực
               Quản lý nguồn nhân lực là thuật ngữ được sử dụng từ những năm 1980
          trở lại đây, khi yếu tố con người không còn được coi là yếu tố đầu vào độc
          lập với các yếu tố khác của quá trình quản lý mà được coi là yếu tố chính,
          quan trọng nhất của quá trình sản xuất. Theo Thanh và Đoàn (2018), quản lý
          nguồn nhân lực là sự tác động của đơn vị tổ chức, của nhà nước đến quá trình
          dự báo, lập kế hoạch, duy trì, đào tạo, sử dụng, khai thác, phát triển nguồn
          nhân lực của quốc gia nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội phù
          hợp với từng giai đoạn phát triển và hướng đến tương lai.
               Quản lý nguồn nhân lực có các hoạt động chủ yếu như: Vận dụng những
          học thuyết quản lý, kinh tế vào lĩnh vực quản lý nguồn nhân lực. Nghiên cứu,
          dự báo xu hướng việc làm, thu hút và tuyển chọn nguồn nhân lực. Nghiên
          cứu, dự báo sự vận động của thị trường lao động và ảnh hưởng của nó đến
          hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực. Tổ chức các hoạt động đào tạo, phát triển
          nguồn nhân lực và tính toán hiệu quả kinh tế của các hoạt động đó. Phát triển
          nguồn nhân lực đảm bảo trên 03 mặt nội dung nhằm hướng tới phát triển đủ
          về số lượng, cao về chất lượng, hài hòa về cơ cấu nguồn nhân lực. Xây dựng
          các chính sách, chế độ tiền lương nhằm tạo động lực cho người lao động. Xác



          14
   23   24   25   26   27   28   29   30   31   32   33