Page 31 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 31

Thứ sáu, hệ thống thông tin nguồn nhân lực. Đây là cơ sở quan trọng
          để hoạt động quản lý nguồn nhân lực dùng làm căn cứ ra quyết định quản lý.
          Việc thông tin chính xác, kịp thời cho phép hoạt động quản lý nguồn nhân lực
          có những quyết sách chính xác, kịp thời và đúng thời điểm để xử lý những
          vấn đề thách thức trong quản lý con người. Hệ thống thông tin bao gồm cơ sở
          dữ liệu quốc gia về số lượng, quy mô, cơ cấu lao động, trình độ lành nghề của
          nguồn nhân lực, xu hướng phát triển ngành nghề mới, tình trạng thất nghiệp,
          tình trạng di chuyển lao động giữa các vùng miền, lĩnh vực, ngành và xu
          hướng tuyển chọn nhân lực của các doanh nghiệp trên thị trường lao động.
          Bên cạnh đó, độ mở và tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng là một phần thông tin
          quan trọng để các nhà quản lý dự báo được phần nào quá trình mở rộng quy
          mô hợp tác lao động quốc tế, từ đó đưa ra những chính sách phù hợp.
               Chức năng cơ bản của quản lý nguồn nhân lực là thu hút nguồn nhân
          lực; là đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và duy trì nguồn nhân lực. Có một
          số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nguồn nhân lực như: môi trường vật chất và
          môi trường kinh tế; môi trường công nghệ - kỹ thuật, thông tin; môi trường
          chính trị; môi trường văn hóa – xã hội; môi trường quốc tế. Do đó, trong quá
          trình quản lý nguồn nhân lực, các nhà lãnh đạo, quản lý phải hết sức quan tâm
          đến từng yếu tố và có cái nhìn toàn diện trên tất cả các mặt để có những chủ
          trương, chính sách phù hợp nhằm quản lý có hiệu quả nguồn nhân lực.
               1.1.2  Phát triển nguồn nhân lực và tầm quan trọng của việc phát
          triển nguồn nhân lực

               1.1.2.1  Phát triển nguồn nhân lực

               Trong quản lý nguồn nhân lực như đã nêu trên thì phát triển nguồn nhân
          lực có ý nghĩa hết sức quan trọng. Do đó, cần nghiên cứu sâu hơn để làm rõ
          thêm về vấn đề phát triển nguồn nhân lực.
               Trong tiến trình phát triển xã hội, con người vừa là chủ thể của lịch sử,
          vừa là sản phẩm của lịch sử và cần phát triển con người toàn diện. Trong Tài
          liệu “Hiểu để hành động” xuất bản năm 1977 ở Paris, tổ chức Giáo dục, Khoa
          học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã đưa ra quan điểm con người
          đứng ở trung tâm của sự phát triển, có nghĩa là con người vừa là mục đích,
          vừa là tác nhân của sự phát triển. Để đánh giá trình độ phát triển của mỗi
          nước, Liên hợp quốc đưa ra chỉ số phát triển con người (HDI). Chỉ số này
          được đo bằng các tiêu chí: Chỉ số tuổi thọ trung bình; Chỉ số tri thức gồm tỷ
          lệ người lớn có học và số năm đi học trung bình; Chỉ số thu nhập gồm thu
          nhập thực tế và thu nhập đã điều chỉnh theo giá cả sinh hoạt từng nước. Thực


                                                                                 17
   26   27   28   29   30   31   32   33   34   35   36