Page 36 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 36
hóa nhân loại, phấn đấu xây dựng một xã hội văn minh, lành mạnh, vì lợi ích
chân chính, phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực, lối
sống và thẩm mỹ ngày càng cao”. Trước sự tác động mạnh mẽ của toàn cầu
hóa vào nền kinh tế - xã hội nước ta, các giá trị văn hóa truyền thống của các
đơn vị cộng đồng, gia đình và cá thể có sự biến đổi. Nguồn nhân lực là lực
lượng quan trọng trong việc giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống
tốt đẹp, loại bỏ dần các hủ tục lạc hậu; góp phần tích cực trong việc đấu tranh
không khoan nhượng các xu thế lai căng làm băng hoại văn hóa bản địa truyền
thống của dân tộc, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Đồng thời, nguồn nhân
lực cũng là lực lượng có thể tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại một cách có
chọn lọc và kết hợp với văn hóa truyền thống tiếp tục sáng tạo ra những giá
trị văn hóa mới trong quá trình lao động, làm giàu đẹp thêm nền văn hóa Việt
Nam. Việc phát triển nguồn nhân lực nhất là về chất lượng sẽ nâng tầm thị
hiếu thẩm mỹ, hướng nguồn nhân lực đến những giá trị chân, thiện, mỹ, qua
đó góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, hun đúc
và khơi dậy sức mạnh nội sinh thúc đẩy tiến trình xây dựng đất nước ngày
càng hiện đại, văn minh.
Việc phát triển nguồn nhân lực có tầm quan trọng to lớn đối với sự phát
triển đất nước trên mọi mặt, không những thế, việc phát triển nguồn nhân lực
còn tạo ra những điều kiện, cơ hội giúp mỗi con người hoàn thiện chính bản
thân mình. Mỗi người không những có thêm khả năng và nhiều cơ hội thực
hiện lý tưởng, đam mê trong công việc, trong sự nghiệp xây dựng đất nước
mà còn tăng thêm sự tự tin và phát huy dân chủ tốt hơn, thật sự “là chủ” và
“làm chủ” đất nước, hướng đến giải phóng mọi tiềm năng, sức mạnh, khả
năng sáng tạo của con người. Qua đó không ngừng nâng cao chất lượng cuộc
sống của mỗi người, càng hun đúc thêm tinh thần yêu nước, tự nguyện ra sức
đóng góp xây dựng gia đình, cơ quan, đất nước ngày càng ổn định, phát triển.
Để phát triển nguồn nhân lực đáp ứng tốt các yêu cầu của xã hội, việc đào tạo
nguồn nhân lực có ý nghĩa quan trọng hàng đầu.
1.2 MỘT SỐ CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ
NHÀ NƯỚC TA VỀ NGUỒN NHÂN LỰC
1.2.1 Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về các vấn đề liên
quan đến nguồn nhân lực
Lịch sử phát triển của xã hội chính là lịch sử phát triển con người, do
con người, vì con người và tiến trình phát triển lịch sử được quyết định bởi
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, trong đó người lao động là yếu tố
22