Page 33 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 33
hợp lý, lực lượng lao động dồi dào với cơ cấu trẻ, phân bố phù hợp giữa các
ngành nghề, lĩnh vực, thành phần, vùng miền, trình độ học vấn, trình độ đào
tạo ... đó là điều kiện tốt để phát triển nguồn nhân lực về mặt chất lượng. Bên
cạnh đó, để phát triển nguồn nhân lực hiệu quả, cần kế hoạch hóa nguồn nhân
lực; dự báo nguồn nhân lực; tuyển dụng, lựa chọn và thu hút nguồn nhân lực.
Phát triển nguồn nhân lực về mặt chất lượng. Phát triển nguồn nhân lực
về mặt chất lượng là phát triển những phẩm chất, năng lực và sức mạnh của
con người. Cụ thể là nâng cao thể lực, trí tuệ, đạo đức, năng lực, kỹ năng,
thẩm mỹ của người lao động. Phát triển chất lượng nguồn nhân lực chịu sự
tác động của những yếu tố như sức khỏe và dinh dưỡng, giáo dục - đào tạo,
giá trị văn hóa truyền thống lẫn hiện đại và môi trường sống, trong đó, giáo
dục - đào tạo giữ vai trò quyết định. Trong việc nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực thì việc đầu tư nâng cao trí tuệ, năng lực, kỹ năng là hết sức quan
trọng, biến nguồn nhân lực trở thành vốn nhân lực. Vốn nhân lực chính là tập
hợp kiến thức, khả năng, kỹ năng mà con người tích lũy được, vốn đó sẽ giúp
con người kiếm sống được suốt đời và góp phần làm giàu cho xã hội. Đó
chính là giá trị của sức lao động.
Xem xét ở góc độ sâu hơn, nguồn nhân lực chưa phải là động lực trực
tiếp cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn nhân lực với số lượng đông
nhưng chất lượng thấp, trong nhiều trường hợp lại trở thành lực cản đối với
sự phát triển. Do đó, ngày nay người ta quan tâm nhiều đến sự hình thành
hoặc đầu tư để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Những tiêu chí cơ bản để đánh giá nguồn nhân lực nói chung được xác
định trên 03 mặt, về số lượng, về chất lượng, về cơ cấu. Trong đó, chất lượng
là vấn đề cốt lõi, phải đảm bảo trên các tiêu chí về trí lực (trình độ học vấn,
tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề, …), thể lực (sức khỏe, tuổi thọ trung bình,
chiều cao trung bình, ...), tâm lực (tinh thần, thái độ, hiệu quả làm việc, ...) và
thu nhập bình quân. Liên Hợp Quốc cũng đã đưa ra các chỉ số để đánh giá sự
phát triển con người HDI gồm thứ nhất là sức khỏe, tuổi thọ bình quân của
dân số; Thứ hai là trình độ học vấn: Tỷ lệ dân số biết chữ, số năm đi học của
một người; và thứ ba là thu nhập: tổng sản phẩm trong nước GDP/người.
1.1.2.2 Tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực
Thực tiễn cho thấy nguồn nhân lực luôn giữ vai trò cốt yếu quyết định
sự tồn tại và phát triển của xã hội. Do đó, việc phát triển nguồn nhân lực, nhất
là về chất lượng, có tầm quan trọng hết sức to lớn đối với mọi lĩnh vực từ kinh
tế - xã hội, đến chính trị, văn hóa,...
19