Page 41 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 41

dụng một cách hiệu quả, hợp lý lực lượng này. Nước ta hiện thiếu cán bộ lãnh
          đạo, quản lý, quản trị doanh nghiệp có trình độ năng lực cao; thiếu đội ngũ
          chuyên gia trong các ngành kinh tế, kỹ thuật và công nhân lành nghề, trong
          đó có lĩnh vực then chốt. Để góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả quản trị
          quốc gia, quản trị doanh nghiệp, đòi hỏi phải ưu tiên phát triển nguồn nhân
          lực lãnh đạo quản lý, ở các lĩnh vực then chốt. Do đó, Đảng ta xác định tại
          Đại hội XIII là phải tiếp tục thực hiện và đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển
          nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, phấn đấu đến năm
          2025 tỷ lệ lao động ở nước ta đã qua đào tạo đạt 70%; ưu tiên nguồn nhân lực
          cho công tác lãnh đạo, quản lý và các lĩnh vực then chốt

               Thứ hai, cần phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất
          lượng cao trên cơ sở nâng cao, tạo bước chuyển biến căn bản, mạnh mẽ, toàn
          diện về chất lượng giáo dục và đào tạo gắn với cơ chế tuyển dụng, sử dụng,
          đãi ngộ nhân tài. Giáo dục và đào tạo luôn giữ vị trí hàng đầu để phát triển
          nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Đại hội nhấn mạnh:
          “Tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển
          nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài”. Cần chuyển
          mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn
          diện năng lực và phẩm chất người học; từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức
          hình thức học tập đa dạng, chú ý dạy và học trực tuyến, nghiên cứu khoa học.
          Đào tạo con người theo hướng có đạo đức, kỷ luật, kỷ cương, ý thức trách
          nhiệm công dân, xã hội; có kỹ năng sống, kỹ năng làm việc, ngoại ngữ, công
          nghệ thông tin, công nghệ số, tư duy sáng tạo và hội nhập quốc tế. Đồng thời,
          gắn nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo với cơ chế tuyển dụng, sử dụng,
          đãi ngộ nhân tài để thu hút và giữ người tài, tránh nguy cơ chảy máu chất
          xám. Quan tâm phát triển các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao; gắn
          giáo dục đào tạo với nghiên cứu khoa học và công nghệ; hình thành các trung
          tâm nghiên cứu, các nhóm đổi mới sáng tạo.
               Thứ ba, chú trọng gắn phát triển nguồn nhân lực với đẩy mạnh nghiên
          cứu, chuyển giao, ứng dụng và phát triển khoa học - công nghệ và đổi mới
          sáng tạo. Để phát triển và phát huy nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực
          chất lượng cao, cần gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh
          và nhu cầu của thị trường lao động. Nhìn chung ở nước ta hiện nay, “thị
          trường khoa học và công nghệ phát triển còn chậm, còn ít các tổ chức trung
          gian có uy tín, kinh nghiệm trong hoạt động kết nối cung - cầu. Chưa khuyến
          khích, nuôi dưỡng và phát triển được nhiều phát minh, sáng chế trở thành sản



                                                                                 27
   36   37   38   39   40   41   42   43   44   45   46