Page 284 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 284
đó, con người cải tạo ra các công cụ hiện có, sáng tạo ra những công cụ mới
nhằm đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả ngày càng cao hơn. Trước đây,
trong quá trình hoàn thiện và sáng tạo, con người chủ yếu dựa vào kinh
nghiệm tích lũy được thì ngày nay chủ yếu dựa vào những tri thức khoa học
mới. Tri thức khoa học và công nghệ của con người đã phát triển và trở thành
những nguyên nhân trực tiếp của mọi biến đổi trong đời sống xã hội; nó không
là lý thuyết đứng ngoài quá trình sản xuất mà chuyển thành một bộ phận hữu
cơ, không tách rời của cả hệ thống kinh tế - xã hội, đóng góp lớn cho tăng
trưởng GDP, thúc đẩy đổi mới nền kinh tế. Tri thức khoa học, công nghệ và
kỹ năng của con người trở thành lực lượng sản xuất quan trọng hàng đầu, hầu
như tất cả các ngành kinh tế đều phải dựa vào tri thức, vào những thành tựu
mới nhất của khoa học công nghệ để phát triển. Và khoa học kỹ thuật trở
thành lực lượng sản xuất trực tiếp, khoa học phải từ sản xuất mà ra và trở lại
phục vụ sản xuất.
Thứ hai, kinh tế tri thức có tốc độ hoạt động nhanh và đổi mới nhanh.
Sáng tạo trở thành động lực trực tiếp của sự phát triển. Trong nền kinh tế tri
thức, cái quyết định ra năng lực cạnh tranh chính là sự sáng tạo ra cái mới có
chất lượng cao hơn, thời gian đi tới người tiêu dùng nhanh hơn. Sự phát triển
kinh tế là do sự thay đổi không ngừng về công nghệ, đổi mới sản phẩm. Trong
kinh tế tri thức, vốn quý nhất là tri thức. Với nền tảng tri thức to lớn và phong
phú, con người có thể sáng tạo, sáng chế những phát minh những sản phẩm,
quy trình, công nghệ mới, do đó tiềm lực kinh tế tăng lên gấp bội và quyền
sở hữu trí tuệ trở nên quan trọng nhất, hơn cả vốn tài chính, tài nguyên, đất
đai. Trong nền kinh tế tri thức, công nghệ đổi mới với tốc độ nhanh và dẫn
đến vòng đời của một công nghệ rút ngắn lại và chúng nhanh chóng trở nên
lạc hậu. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của kinh tế thị trường, sự đổi mới
công nghệ, sự năng động nhạy bén với sự thay đổi chính là yếu tố cơ bản tạo
nên năng lực cạnh tranh của mỗi chủ thể, đảm bảo nền tảng cho sự tồn tại và
phát triển bền vững của mỗi chủ thể. “Sáng tạo là linh hồn của sự đổi mới”,
điều này có nghĩa là khoa học thực sự trở thành lực lượng sản xuất hàng đầu,
tri thức khoa học là yếu tố quan trọng tạo nên lợi thế cạnh tranh của mỗi doanh
nghiệp và mỗi quốc gia, được coi là động lực của sự phát triển và đầu tư vào
nghiên cứu phát minh ngày càng được xem trọng hơn.
Thứ ba, xã hội học tập – phương thức phát triển cơ bản của nền kinh tế
tri thức. Khoa học công nghệ và sự sáng tạo của con người trở thành yếu tố
quyết định quá trình phát triển. Con người trong nền kinh tế tri thức là con
người sáng tạo, không là một bộ phận của hệ thống máy móc trên dây chuyền
270