Page 283 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 283

bao gồm các kiến thức có liên quan đến thói quen tổ chức, thủ tục, hệ thống,
          văn hóa và cơ sở dữ liệu của DN.

               Nhiều DN cho rằng, vốn trí tuệ cần được ghi nhận. Tuy nhiên, rất khó
          để có thể ghi nhận tất cả vốn trí tuệ, vì hiện nay chưa có phương pháp cụ thể
          để xác định giá trị của vốn con người, vốn quan hệ hay vốn cấu trúc. Hiện chỉ
          có một số tài sản thuộc vốn trí tuệ có thể xác định giá trị được ghi nhận là tài
          sản vô hình.

               Điển hình trong lĩnh vực kinh tế, IAS 38 cũng đưa ra một số loại tài sản
          vô hình, gồm: (1) Bằng sáng chế công nghệ, phần mềm máy tính, cơ sở dữ
          liệu và bí mật thương mại; (2) Nhãn hiệu, tiêu đề báo và tên miền Internet;
          (3) Video và tài liệu nghe nhìn (như chuyển động hình ảnh, chương trình
          truyền hình); (4) Danh sách khách hàng; (5) Quyền phục vụ thế chấp; (6) Cấp
          phép, quyền tác giả; (7) Hạn ngạch nhập khẩu; (8) Thỏa thuận nhượng quyền
          thương mại; (9) Mối quan hệ khách hàng và nhà cung cấp và (10) Quyền tiếp
          thị (International Accounting Standards Board [IASB], 2014).

               Tóm lại, sự xuất hiện của nền kinh tế tri thức là điều tất yếu và đây là
          nền tảng cho sự ra đời và phát triển của vốn trí tuệ. Vốn trí tuệ là một khái
          niệm đa chiều và rộng, bao gồm sự kết hợp của nguồn lực con người, cấu
          trúc hoặc tổ chức và quan hệ của DN. Vốn con người được hiểu là năng lực
          của nhân viên gồm kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và khả năng của họ, đặc
          biệt vốn con người không thể tách rời với chủ sở hữu của nó. Vốn cấu trúc
          là xương sống của tổ chức, bao gồm chiến lược, quy trình và chính sách của
          tổ chức.

               10.6  TIỀN ĐỀ CỦA NỀN KINH TẾ TRI THỨC

               Theo các chuyên gia nghiên cứu về nền kinh tế tri thức, để xây dựng
          nền kinh tế tri thức cho một vùng hoặc một quốc gia, cần xem xét tiền đề và
          nền tảng địa phương như thể chế pháp lý và môi trường, kết cấu hạ tầng, hệ
          thống thông tin hiện đại (Vũ, 2020), nền tảng quan trọng của nền kinh tế tri
          thức còn được thể hiện ở các khía cạnh sau:

               Thứ nhất, nền kinh tế chủ yếu dựa vào tri thức. Trong nền kinh tế tri
          thức, tri thức tham gia vào quá trình quản lý, điều khiển sản xuất, đồng thời
          trực tiếp là một thành tố trong các sản phẩm cũng như nguyên liệu sản xuất.
          Là chủ thể trong quá trình sản xuất, con người với sức lao động, kinh nghiệm,
          thói quen, tri thức khoa học và công nghệ của mình sử dụng công cụ lao động
          tác động vào đối tượng lao động để tạo ra của cải vật chất. Trong quá trình



                                                                                269
   278   279   280   281   282   283   284   285   286   287   288