Page 278 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 278

10.3  KINH TẾ TRI THỨC

               Khái niệm kinh tế tri thức xuất hiện những năm 1960, tiên phong bởi
          Fritz Machlup và Peter Drucker. Trong suốt thời gian qua, có nhiều công trình
          nghiên cứu giải thích cơ chế của nền kinh tế này. Trong những gần đây kinh
          tế tri thức được xem là chiến lược phát triển của nhiều quốc gia, cả những
          nước phát triển và đang phát triển. Tuy nhiên, kinh tế tri thức là khái niệm
          được kết hợp từ thuật ngữ kinh tế và tri thức (Hữu, 2004; Bảo, 2010). Vậy,
          chúng ta cần làm rõ khái niệm kinh tế và khái niệm tri thức để thấy được nội
          hàm và cách tiếp cận về kinh tế tri thức.

               Khái niệm kinh tế được hiểu theo nghĩa rộng, kinh tế là toàn bộ các hoạt
          động sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ của một cộng
          đồng hay một quốc gia. Các hoạt động kinh tế thường được chia ra và đánh
          giá theo ba ngành kinh tế cơ bản: (a) Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy hải sản;
          (b) Công nghiệp; và (c) Thương mại, ngân hàng, dịch vụ, du lịch,... Một hệ
          thống kinh tế là một tập hợp các nguyên tắc, cách thức và yếu tố chi phối các
          hoạt động kinh tế. Các hệ thống kinh tế thường được nói đến gồm kinh tế
          truyền thống, kinh tế kế hoạch, kinh tế thị trường, và kinh tế hỗn hợp. Đây là
          các mô hình một mặt được dùng để mô tả các nền kinh tế đã và đang tồn tại,
          mặt khác được chọn dùng để dẫn dắt, điều hành các nền kinh tế.
               Trong kinh tế kế hoạch, các nguyên tắc, cách thức và yếu tố chi phối
          chủ đạo là kế hoạch, do Chính phủ chỉ đạo và quản lý những gì sẽ được sản
          xuất, sản xuất bao nhiêu và cho ai, với sự nhấn mạnh đến yếu tố hướng tới
          phúc lợi xã hội. Trong kinh tế thị trường các nguyên tắc, cách thức và yếu tố
          chi phối chính là thị trường, ở đó các doanh nghiệp tư nhân được khuyến
          khích hoạt động với mục tiêu thu lợi nhuận, các nguồn lực được phân bổ theo
          cơ chế giá cả được quyết định bởi cung và cầu. Khác với hai mô hình kinh tế
          trên, trong kinh tế tri thức các nguyên tắc, cách thức và yếu tố chủ yếu chi
          phối các hoạt động kinh tế là tri thức con người. Các tên gọi khác như kinh tế
          dựa trên tri thức (knowledge-based economy) hay kinh tế được điều hành bởi
          tri thức (knowledge-driven economy) cho thấy vai trò nền tảng và ảnh hưởng
          của tri thức trong kinh tế. Nền kinh tế của các nước phát triển định hướng
          theo mô hình kinh tế thị trường, nhưng đã có nhiều tính chất của kinh tế tri
          thức và đang hướng dần đến mô hình kinh tế này theo những cách khác nhau.

               Khái niệm về tri thức vẫn còn là được tranh luận dưới nhiều quan điểm
          khác nhau. Tuy nhiên, tri thức được hiểu theo nghĩa nghĩa rộng là những hiểu
          biết con người có được qua nhận thức, học tập, và quan sát. Vì vậy, tri thức



          264
   273   274   275   276   277   278   279   280   281   282   283