Page 279 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 279

là hiểu biết. Việc nhấn mạnh vai trò của hiểu biết sẽ tạo ra sự khác biệt trong
          hệ thống kinh tế, chẳng hạn như so với các hệ kinh tế kế hoạch hay kinh tế thị
          trường? Câu trả lời chính là ở mức độ khác nhau của sự sáng tạo và sử dụng
          tri thức.
               Kinh tế tri thức có nhiều đặc điểm trong đó hai đặc điểm sau là tiêu biểu
          hơn cả: Có một tỷ lệ cao các hoạt động kinh tế dựa trên hiểu biết và thành tựu
          của  khoa  học  và  công nghệ  hiện  đại,  như  công  nghệ  thông  tin  và  truyền
          thông,... Dưới đây là một số định nghĩa về Kinh tế tri thức như sau:

               Tổ  chức  Hợp  tác  và  Phát  triển  Kinh  tế  (Organization  for  Economy
          Cooperation and Development) (OECD) (1996) cho rằng "Nền kinh tế tri thức
          là nền kinh tế ngày càng phụ thuộc trực tiếp vào việc sản xuất phân phối và
          sử dụng tri thức và thông tin". Ngân hàng Thế giới (World bank) định nghĩa
          (1999), “Kinh tế tri thức là nền kinh tế sử dụng hiệu quả tri thức cho sự phát
          triển kinh tế và xã hội, bao gồm việc thu nhận và khai thác nguồn tri thức toàn
          cầu cũng như thích ứng và sáng tạo tri thức để dùng cho các nhu cầu riêng”.
          Theo định nghĩa của Ngân hàng thế giới, việc khai thác và bán một số tài
          nguyên thiên nhiên ở dạng thô là những hoạt động kinh tế không chứa hàm
          lượng tri thức cao. Một nền kinh tế tri thức sẽ hướng đến việc làm sao để biết
          cách chế biến các tài nguyên thô thành các sản phẩm có giá trị cao hơn trước
          khi bán ra, đến việc có các thông tin toàn cầu về những quốc gia nào cần bán
          và mua các tài nguyên này để có quyết sách hợp lý nhất. Tri thức con người
          với sự hiểu biết tốt về sản phẩm và thị trường sẽ có những định hướng lâu dài
          về việc thay đổi sản phẩm thích ứng với thay đổi của thị trường. Điều đó, nói
          lên việc “sử dụng hiệu quả tri thức cho sự phát triển kinh tế và xã hội.

               Hợp tác Kinh tế châu Á Thái Bình Dương (APEC) (2000) đã cho rằng
          "Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế mà trong đó quá trình sản xuất, phân phối
          và sử dụng tri thức trở thành động lực chính cho tăng trưởng, cho quá trình
          tạo ra của cải và việc làm trong tất cả các ngành kinh tế". Tổ chức Hợp tác và
          Phát triển Kinh tế (OECD) (2001) cho rằng “Kinh tế tri thức là nền kinh tế
          dựa trực tiếp vào việc tạo ra, phân phối và sử dụng tri thức và thông tin”.

               Powell and Snellman (2004) định nghĩa nền kinh tế tri thức là sản xuất
          và dịch vụ dựa trên các hoạt động sử dụng nhiều tri thức góp phần thúc đẩy
          tiến bộ khoa học và công nghệ. Theo tác giả này, thành phần quan trọng của
          nền kinh tế tri thức là sự phụ thuộc vào nguồn lực tri thức hơn là các nguồn
          lực đầu vào như vật chất, cùng với việc tích hợp cải tiến mọi giai đoạn của quá
          trình sản xuất, từ nghiên cứu phát triển (R&D) đến phục vụ với khách hàng.



                                                                                265
   274   275   276   277   278   279   280   281   282   283   284