Page 282 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 282
chiếu, máy dạy học) và tiến lên trình độ tin học hoá, hiện đại hoá (máy tính,
đa phương tiện; E-learning).
7. Tri thức là vốn quí nhất, quyền sở hữu trí tuệ trở thành quan trọng
nhất và sáng tạo là động lực chủ yếu thúc đẩy phát triển. Giáo dục góp phần
tạo ra cho mọi người nguồn vốn quý nhất, tạo ra giá trị gia tăng của mỗi thành
viên trong xã hội thông qua các quá trình giáo dục và tự giáo dục và do đó
đòi hỏi phải có đầu tư, chi phí từ xã hội và người học.
8. Học tập, học tập thường xuyên, học tập bao gồm cả tự học suốt đời
là đặc điểm nổi bật của xã hội và nền kinh tế tri thức. Giáo dục trong và ngoài
nhà trường góp phần chủ yếu hình thành xã hội học tập.
Tóm lại, trong nền kinh tế tri thức, lao động và vốn được thay thế bằng
kiến thức – nguồn lực cơ bản của sản xuất. Đây là chìa khóa khác biệt nhất
giữa nền kinh tế tri thức và các nền kinh tế khác. Đặc biệt, sự xuất hiện của
nền kinh tế tri thức là nền tảng quan trọng, cho sự ra đời của vốn trí tuệ và tài
sản vô hình.
Vốn trí tuệ và tài sản vô hình đã đóng một vai trò trung tâm, trong việc
tạo ra và duy trì lợi thế cạnh tranh của DN trong nền kinh tế tri thức. Do đó,
điều cần thiết là các DN phải hiểu giá trị thực của vốn trí tuệ, tài sản vô hình
và tận dụng sự đóng góp của chúng vào giá trị của DN.
10.5 CÁC QUAN ĐIỂM VỀ VỐN TRI THỨC TRONG NỀN
KINH TẾ TRI THỨC
Cohen and Levinthal (1989) cho thấy rằng để theo đuổi quy trình mới
và đổi mới sản phẩm, nhu cầu của các DN về nguồn nhân lực, công nghệ mới,
quảng cáo, nghiên cứu và phát triển đã tăng lên đáng kể. Do đó, để duy trì và
cải thiện lợi thế cạnh tranh, đầu tư vô hình đã trở thành một trong những mối
quan tâm cơ bản hàng đầu của các DN. Vốn trí tuệ bao gồm ba phần chính là:
(i) Vốn con người (nhân viên và kiến thức của họ), (ii) Vốn cấu trúc (phần
mềm, tài liệu và quy trình tổ chức) và (iii) Vốn khách hàng (mối quan hệ
khách hàng hiện tại). Vốn trí tuệ là một khái niệm rộng thường được chia
thành ba loại khác nhau – phổ biến nhất là vốn nhân lực, vốn quan hệ và vốn
cấu trúc. Trong đó, vốn con người được hiểu là kiến thức, kỹ năng và kinh
nghiệm mà nhân viên sẽ mang theo khi họ rời khỏi DN. Vốn quan hệ là tất cả
các nguồn lực liên quan đến các mối quan hệ bên ngoài của DN như với khách
hàng, nhà cung cấp hoặc đối tác trong nghiên cứu và phát triển. Vốn cấu trúc
268