Page 285 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 285
sản xuất của doanh nghiệp. Vì vậy, học tập trở thành nghĩa vụ của mỗi người.
Mỗi người đều phải tự học tập, tiếp thu tri thức mới, có thể biến tri thức
chung của nhân loại thành cái của mình. Mỗi người phải chuyển hóa tri thức
thành kỹ năng. Để không ngừng trau dồi kỹ năng, phát triển trí sáng tạo, mọi
người có nghĩa vụ và tự giác học tập, học thường xuyên, học ở trường, học
trên mạng và cả xã hội học tập, học tập suốt đời. Và xã hội học tập chính là
nền tảng của kinh tế tri thức. Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên
hiệp quốc (UNESCO) đã nêu lên bốn trụ cột của giáo dục, xem đó như một
trong bốn chìa khóa để bước vào thế kỷ XXI: học để biết, học để lao động,
học cách chung sống và học cách tồn tại. Vai trò của giáo dục - đào tạo trong
việc nâng cao năng lực của con người ngày càng được quan tâm. Con người
là trung tâm của sự phát triển và đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho
phát triển.
Thứ tư, công nghệ thông tin được ứng dụng mạnh mẽ, rộng rãi và hiệu
quả cao trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Mạng thông tin trở thành cơ
sở hạ tầng quan trọng nhất của xã hội và nền kinh tế. Mỗi cá nhân, mỗi hộ gia
đình, mỗi doanh nghiệp và tổ chức ở các quốc gia có nhu cầu thông tin có thể
truy cập một cách dễ dàng, khai thác, sử dụng thông tin trong các hoạt động
của mình một cách tự nhiên, một nhu cầu tất yếu không thể thiếu trong cuộc
sống. Chính Internet đã làm thay đổi cách suy nghĩ, học tập, làm việc, sản
xuất kinh doanh, tổ chức quản lý, giao tiếp. Nhiều quốc gia trên thế giới, các
nước phát triển và cả những nước đang phát triển đã xem phát triển công nghệ
thông tin là kinh tế mũi nhọn thúc đẩy sự phát triển. Công nghệ thông tin trực
tiếp và nhanh chóng làm thay đổi cơ cấu sản xuất, tạo ra hàng hóa mới, thúc
đẩy tiến bộ khoa học và công nghệ, góp phần tăng trưởng kinh tế, phục vụ
cho nhu cầu học tập, nghiên cứu, giải trí, đồng thời còn là công cụ hữu hiệu
của các tổ chức nhằm phân tích, đưa ra các quyết định điều hành sản xuất và
thương mại. Công nghệ thông tin không những làm giảm chi phí tài chính,
chi phí thời gian trong việc tìm kiếm thông tin mới, cần thiết mà còn kích
thích, tạo điều kiện cho các phát minh mới về khoa học - công nghệ. Chính
những yếu tố trên sẽ thúc đẩy năng suất, chất lượng và hiệu quả.
Thứ năm, tốc độ sản sinh ra tri thức làm biến đổi đời sống trên các
phương diện kinh tế, văn hóa – xã hội cực kỳ cao. Tốc độ sản sinh ra tri thức
theo cấp số nhân, theo một số tính toán, có nhà khoa học nhận định rằng tri
thức của loài người ở thế kỉ XIX cứ năm mươi năm thì tăng gấp đôi, sang đầu
thế kỷ XX, cứ ba mươi năm tăng gấp đôi; ở giữa thế kỷ XX, cứ mười năm
tăng gấp đôi; đến những năm 1970, cứ năm năm tăng gấp đôi và tới những
271