Page 288 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 288
10.7 XÂY DỰNG CỦA NỀN KINH TẾ TRI THỨC ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG
Giáo dục là trụ cột của nền kinh tế tri thức. Trong thời đại của công
nghệ, tri thức là sức mạnh nội lực, là lợi thế của cạnh tranh và là sức hút chủ
yếu của ngoại lực. Chất lượng nguồn nhân lực, tri thức con người phải thông
qua giáo dục và đào tạo mới có được. Do vậy, nâng cao dân trí, đào tạo, bồi
dưỡng và phát huy nguồn lực con người ở Đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL) trên cơ sở phát triển giáo dục và đào tạo là trụ cột có ý nghĩa sống
còn trước xu thế toàn cầu hoá.
Thực tế cho thấy mỗi quốc gia muốn phát triển kinh tế - xã hội không
thể không dựa vào các nguồn lực quan trọng như: tài nguyên thiên nhiên, vốn,
khoa học-công nghệ, con người…, trong đó, nguồn lực con người là yếu tố
quan trọng và có tính chất quyết định nhất, được xem là nguồn lực của mọi
nguồn lực, tài nguyên của mọi tài nguyên. Nguồn nhân lực chất lượng cao
được xem là nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định sự thành bại của bất kỳ
quốc gia nào trong quá trình hội nhập vào xu hướng phát triển mới của thời
đại; là một bộ phận không tách rời nguồn nhân lực quốc gia, khi quốc gia đó
chuyển dần sang nền kinh tế dựa trên tri thức là chủ yếu. Phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao của một quốc gia chính là sự thay đổi số lượng và
chất lượng về kiến thức, kỹ năng, thể lực và tinh thần; là quá trình tạo lập và
sử dụng năng lực toàn diện của con người cho phát triển kinh tế - xã hội và
sự hoàn thiện của mỗi cá nhân.
Ở ĐBSCL, nguồn nhân lực chất lượng cao đóng vai trò là một giải pháp
đột phá trong quá trình phát triển của vùng; là một trong những yếu tố cốt lõi
của năng lực cạnh tranh, thể hiện trong đổi mới tổ chức bộ máy quản lý nhà
nước và nâng cao hiệu. Con người là yếu tố quan trọng nhất. Bất chấp nền
kinh tế tri thức phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ, kỹ thuật, muốn phát triển
nền kinh tế tri thức trong CMCN 4.0, vấn đề con người vẫn là yếu tố quan
trọng nhất, quyết định nhất. Tuy nhiên, phải chấp nhận những sự thay đổi
như: Máy móc sẽ dần thay thế con người trong một số khâu phức tạp; sẽ có
sự chuyển dịch từ lao động chân tay sang lao động đầu óc, lao động cơ bắp
chiếm tỷ lệ nhỏ và được thay thế bằng lao động trí tuệ, …
Hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia là trụ cột, định hình cho nền kinh
tế tri thức. Xây dựng được hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia năng động,
hiệu quả là yếu tố quyết định để nước ta trở thành nước phát triển dựa vào
sáng tạo.
274