Page 291 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 291

kinh tế tri thức như công nghệ thông tin, công nghệ chế tạo và tự động hóa,
          công nghệ sinh học, công nghệ năng lượng và vật liệu mới.

               Cơ sở hạ tầng về thông tin và truyền thông: Cơ sở hạ tầng về thông tin
          và truyền thông hiện đại và hoàn chỉnh sẽ tạo điều kiện cho việc trao đổi, xử
          lý, và phổ biến thông tin hiệu quả. Công nghệ thông tin và truyền thông
          (Information and communication technologies - ICTs) bao gồm mạng điện
          thoại, truyền hình, phát thanh, Internet là cơ sở hạ tầng thiết yếu của nền kinh
          tế toàn cầu dựa trên thông tin trong thế kỷ 21; nó cũng quan trọng như hệ
          thống đường sắt, đường bộ, điện, nước trong thời đại công nghiệp của thế kỷ
          20. Những cơ sở hạ tầng này có thể giảm đáng kể chi phí giao dịch bằng cách
          cung cấp sự tiếp cận thông tin mọi lúc mọi nơi. Các chính sách liên quan đến
          công nghệ thông tin bao gồm quy định về viễn thông cũng như các khoản đầu
          tư cần thiết để xây dựng và khai thác công nghệ thông tin và truyền thông
          trong nền kinh tế và xã hội thông qua các ứng dụng điện tử (E-applications)
          như chính phủ điện tử (E-government), kinh doanh điện tử (E-business), học
          tập điện tử (E-learning),... Cơ chế kinh tế và thể chế đóng vai trò là nền tảng
          để ba trụ cột còn lại có điều kiện phát triển thích hợp. Chỉ khi nào có một cơ
          chế kinh tế thể chế mang tính động viên, nuôi dưỡng, hỗ trợ sự phát triển của
          tri thức, sự đổi mới và sáng tạo thì khi đó nền kinh tế tri thức mới có cơ hội
          phát triển tốt.

               10.8  NỀN KINH TẾ TRI THỨC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN
          LỰC ĐBSCL
               Từ 4 trụ cột nền kinh tế đã được trình bày ở mục 10.7, việc xây dựng
          nền kinh tế tri thức phát triển nguồn nhân lực ĐBSCL cần được nhìn nhận về
          thực trạng nguồn nhân lực để thấy được những điểm nghẽn và đề xuất phát
          triển hệ sinh thái nguồn nhân lực trong cuộc cách mạng công nghiệp như hiện
          nay như sau:

               Thực trạng nguồn nhân lực ĐBSCL: Theo Tổng cục thống kế năm
          2021 được trình bày ở hình 3.1 ở chương 3, nguồn nhân lực ĐBSCL chiếm
          khoảng 18% dân số cả nước, với khoảng 10 triệu lao động, chiếm khoảng
          59% dân số vùng. ÐBSCL đang có nguồn lao động tiềm năng tương đối dồi
          dào với so với các khu vực khác. Tuy nhiên, vùng có tỷ lệ lao động đã qua
          đào tạo thấp nhất cả nước. Cụ thể là, chất lượng nguồn nhân lực còn rất thấp,
          tỷ lệ người lao động chưa qua đào tạo, bồi dưỡng nghề còn rất cao. Theo
          Tổng cục Thống kê (2019), lực lượng lao động của vùng đã qua đào tạo là
          thấp nhất nước với 13,6% so với tỷ lệ trung bình cả nước là 22,8%. Thị


                                                                                277
   286   287   288   289   290   291   292   293   294   295   296