Page 296 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 296

10.9  PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG NỀN KINH TẾ TRI THỨC

               Phát triển nền kinh tế tri thức đòi hỏi phải có những chiến lược dài hạn
          nhằm thúc đẩy bốn trụ cột của nền kinh tế. Do vậy, cần có những chỉ tiêu để
          đo lường những mặt mạnh và hạn chế trong từng trụ cột để mỗi quốc gia, mỗi
          vùng có những chính sách đúng đắn. Ngoài ra, cũng cần những chỉ tiêu để
          quan sát tiến bộ của mỗi quốc gia ở từng trụ cột. Để hiện thực hóa mục tiêu
          đo lường này, chương trình Knowledge for Development (K4D) của World
          Bank Institute đã phát cơ chế kinh tế và thể chế tạo ra động cơ cho việc sáng
          tạo, phổ biến, và sử dụng tri thức giáo dục đào tạo lao động có học vấn và tay
          nghề cao, sử dụng tri thức một cách hiệu quả hệ thống đổi mới sáng tạo một
          hệ thống của các tổ chức có thể tiếp cận tri thức toàn cầu để tiếp thu và sử
          dụng nguồn tri thức này, cũng như tạo ra tri thức cho chính quốc gia đó cơ sở
          hạ tầng về thông tin và truyền thông tạo điều kiện cho việc trao đổi, xử lý, và
          phổ biến thông tin hiệu quả 30. Theo Hoài (2013), có 25-35 bộ chỉ tiêu đo
          lường tiến bộ của mỗi quốc gia trong bốn trụ cột của nền kinh tế tri thức gọi
          là Phương pháp đánh giá tri thức (Knowledge Assessment Methodology –
          KAM). Đây là một công cụ dựa trên nền tảng Internet, cho phép đánh giá cơ
          bản mức độ sẵn sàng của mỗi quốc gia, khu vực cho nền kinh tế tri thức. Nó
          giúp mỗi quốc gia đánh giá điểm mạnh và yếu bằng cách so sánh mức độ tiến
          bộ của chính quốc gia đó về bốn trụ cột theo thời gian, và so với các quốc gia
          khác. KAM cho phép các nhà làm chính sách nhận diện những vấn đề, cơ hội,
          những lĩnh vực cần được quan tâm và đầu tư trong quá trình hướng tới nền
          kinh tế tri thức. Hiện nay đã có 146 quốc gia và vùng lãnh thổ được đánh giá
          bằng KAM.

               Các chỉ số của KAM bên cạnh 148 chỉ tiêu cụ thể, KAM cũng phát triển
          các chỉ số (index) để phản ánh tổng quan về tiến bộ của mỗi quốc gia hướng
          đến nền kinh tế tri thức nói chung và về từng nhóm chỉ tiêu nói riêng. Hai chỉ
          số tổng quan có tính quan trọng nhất là Chỉ số nền kinh tế tri thức (Knowledge
          Economy Index – KEI) và Chỉ số tri thức (Knowledge Index – KI). Ngoài ra
          còn có các chỉ số cho riêng từng trụ cột, bao gồm Chỉ số về cơ chế kinh tế và
          thể  chế  (Economic  and  institutional  regime  Index),  Chỉ  số  về  giáo  dục
          (Education Index), Chỉ số về đổi mới sáng tạo (Innovation Index), và Chỉ số
          về công nghệ thông tin và truyền thông (ITC Index). Mỗi chỉ số này là giá trị
          trung bình của ba chỉ tiêu về từng trụ cột. Có thể thấy Chỉ số nền kinh tế tri
          thức (KEI) được xây dựng từ 12 chỉ tiêu của 4 trụ cột.






          282
   291   292   293   294   295   296   297   298   299   300   301