Page 298 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 298

chuẩn hóa dao động từ 9 đến 10. Nhóm 10% quốc gia tiếp theo có điểm được
          chuẩn hóa dao động từ 8 đến 9, và tương tự như vậy (World Bank, 2007).

               10.10  KẾT LUẬN

               Nền kinh tế tri thức được xây dựng dựa trên 4 cột mốc quan trọng là
          giáo dục, hệ thống đổi mới sáng tạo, cơ sở hạ tầng về thông tin và truyền
          thông, và cơ chế kinh tế và thể chế. Trong đó, giáo dục là nhân tố quan trọng
          trong 4 cột mốc này. Trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cho
          ĐBSCL, vai trò của Trường Đại học Cần Thơ được nhìn nhận và đánh giá là
          một thành tố quan trọng cho sự phát triển của vùng. Trường Đại học Cần Thơ
          đã và đang chuyển đổi mình trong sự thay đổi của cuộc cách mạng công
          nghiệp 4.0, Trường đã xây dựng thành trường đại học thông minh. Với đội
          ngũ nhân lực tri thức được đào tạo chuyên môn từ nhiều quốc gia trên thế
          giới, họ đã mang nền kinh tế tri thức thế giới về đạo tạo nhân lực là điều đáng
          được ghi nhận trong sự phát triển tri thức của vùng. Ngoài ra, nền kinh tế tri
          thức của vùng cần được đánh giá hiện trạng về vốn tri thức theo các phương
          pháp đề xuất để thấy được hiện trạng cũng như những yếu kém từ đó cần đầu
          tư và phát triển như hệ thống pháp lý hoặc cơ sở hạ tầng để thu hút nhân tài.
          Hiện vùng đã đào tạo nhiều nhân tài thế nhưng môi trường để nhân tài làm
          việc và phục vụ cho vùng còn hạn chế. Nguyên nhân hệ sinh thái doanh
          nghiệp của vùng còn khá ít và quy mô nhỏ, từ những vấn đề còn hạn chế này
          dẫn đến mức lương thấp cũng là lý do chảy máu chất xám của vùng. Do đó,
          để phát triển nền kinh tế tri thức vùng ĐBSCL cần có thể chế chính phủ thu
          hút hệ sinh thái doanh nghiệp được xem là điểm mấu chốt trong việc xây dựng
          nền kinh tế tri thức.



               TÀI LIỆU THAM KHẢO
          Altman, E. J., Schwartz, J., Kiron, D., Jones, R., & Kearns-Manolatos, D. (2021).
               Workforce ecosystems: A new strategic approach to the future of work. MIT
               Sloan Management Review.
          Bảo, H. T. (2010). Kinh tế tri thức ở Việt Nam?. Tia Sáng, 7.
          Cohen, W. M., & Levinthal, D. A. (1989). Innovation and learning: the two faces of
               R & D. The Economic Journal, 99(397), 569-596.
          Hữu, Đ. (2004). Nền kinh tế tri thức. Thời cơ và thách thức đối với sự phát triển của
               Việt Nam.
          Hadad,  S.  (2017).  Knowledge  economy:  Characteristics  and  dimensions.
               Management dynamics in the Knowledge economy, 5(2), 203-225.


          284
   293   294   295   296   297   298   299   300   301   302   303