Page 295 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 295
dịch vụ giải trí phục vụ cho quá trình sáng tạo cũng cần được thiết kế hài hòa
với tổng thể.
- Tạo hệ sinh thái theo hướng từ dưới lên:
+ Để thực hiện chiến lược từ dưới lên, các địa phương nên tạo một thể
chế tự do đủ lớn để đội ngũ nhân tài tự thiết lập môi trường và luật chơi phù
hợp kiến tạo hệ sinh thái sáng tạo nhằm phát triển nền kinh tế tri thức trong
khu vực. Lãnh đạo khu vực và các địa phương cần có sự tương tác, lắng
nghe, tiếp nhện ý kiến từ nhóm các nhân tài để có sự phối hợp ăn ý, bên
cạnh đó, nên có chính sách khuyến khích, động viên nhóm này thực hiện
các hoạt động lan tỏa tư duy tích cực đến cộng đồng, đặc biệt là những người
trẻ trong khu vực.
+ Đối với một khu vực có nền tảng nguồn nhân lực thấp và chưa có
nhiều kinh nghiệm trong việc tạo lập hệ sinh thái sáng tạo như ĐBSCL, việc
xây dựng nền kinh tế tri thức theo hướng từ dưới lên sẽ quan trọng và hiệu
quả hơn. Do đó, trong mọi trường hợp phải đưa ra những cân nhắc về cách
thức thực hiện, việc ưu tiên cho quyền tự quyết định tạo lập hệ sinh thái sáng
tạo nên được giao cho đội ngũ nhân tài thực hiện.
Thứ 3, nhà nước cần quan tâm nhiều hơn nữa cho công tác giáo dục
ĐBSCL, trên cơ sở cân đối bố trí ngân sách cho giáo dục địa phương đảm bảo
thiểu ngang bằng với tỷ lệ bình quân chung của cả nước. Song song đó thì các
tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL cũng cần dành nguồn lực lớn hơn nữa để đầu tư
cho giáo dục, khoa học và công nghệ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã
hội bền vững. Các trường đại học, cao đẳng, trường nghề trong vùng phải
không ngừng phấn đấu để phát triển quy mô và chất lượng đào tạo; đào tạo
theo hướng ứng dụng và nhu cầu doanh nghiệp. Các trường đào tạo nguồn
nhân lực cần quan tâm tìm hiểu, nắm bắt nhu cầu xã hội để có kế hoạch đào
tạo hợp lý. Giữa các cơ sở đào tạo với doanh nghiệp và các tổ chức sử dụng
lao động cần có mối quan hệ mật thiết với nhau: Doanh nghiệp cần đặt hàng
cơ sở đào tạo để có sản phẩm theo đúng yêu cầu sử dụng. Ngoài ra, địa
phương, khu vực cần đầu tư phát triển kinh tế- xã hội gắn với lợi thế của tỉnh,
vùng để tăng việc làm và tạo việc làm có thu nhập cao, đặc biệt là lao động
trẻ; xây dựng và tổ chức các chương trình dạy nghề thường xuyên phù hợp
với đối tượng lao động, thường xuyên cập nhật cơ sở dữ liệu cung- cầu lao
động và tăng cường kết nối thông tin thị trường lao động giữa các tỉnh trong
vùng ĐBSCL và các tỉnh lân cận.
281