Page 303 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 303

Chương 11

                 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
                     VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
                         ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN 2045

                                                          1
                                                                                  2*
                                            Hà Thanh Toàn và Lê Nguyễn Đoan Khôi
                                              1 Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm,
                                                             Trường Đại học Cần Thơ
                                                            2 Phòng Quản lý Khoa học,
                                                             Trường Đại học Cần Thơ
                                                          *
                                                         ( Email: lndkhoi@ctu.edu.vn)

               T
                       rong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, yêu cầu về nguồn nhân
                       lực – một yếu tố then chốt và quyết định - hiện đang đặt ra cho
                       nền kinh tế nước ta nói chung cũng như cho vùng Đồng bằng
          sông Cửu Long những vấn đề nan giải, cấp bách: số lượng lao động thì dư
          thừa, nhưng chất lượng nguồn lao động lại không đáp ứng, yêu cầu lao động
          chất xám, lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề luôn thiếu hụt. Hệ thống
          giáo dục, đào tạo tuy đã được cải tiến, tiếp cận với hệ thống quốc tế, chất lượng
          đội ngũ giáo viên đã được nâng lên một bước, tuy nhiên chất lượng giáo dục
          và đào tạo vẫn còn nhiều bất cập trước yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước.
          Điều đó sẽ hạn chế khả năng cung ứng nguồn nhân lực cho một thị trường với
          yêu cầu phát triển cao về chất nhằm phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá,
          hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế của vùng ĐBSCL. Chương này sẽ tập
          trung chỉ ra những hạn chế và đề xuất những giải pháp phát triển nguồn nhân
          lực vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến 2030, tầm nhìn 2045.

               11.1  GIỚI THIỆU
               Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng đất rộng lớn chiếm 12%
          diện tích, 19% dân số cả nước, mạng lưới sông, kênh, rạch dày đặc; có lợi
          thế về phát triển nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm, du lịch, năng lượng tái
          tạo; là trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn nhất của Việt Nam: đóng góp 50%
          sản lượng lúa, 65% sản lượng nuôi trồng thủy sản và 70% các loại trái cây
          của cả nước; 95% lượng gạo xuất khẩu và 60% sản lượng cá xuất khẩu; có vị
          trí thuận tiện trong giao thương với các nước ASEAN và Tiểu vùng sông
          Mekong.  Tuy  nhiên,  hiện  nay  giáo  dục  và  đào  tạo  của  vùng  vẫn  còn  là
          “vùng trũng”: tỷ lệ học đại học trở lên thấp nhất cả nước (5,5%), tỷ lệ lao


                                                                                289
   298   299   300   301   302   303   304   305   306   307   308