Page 306 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 306

Chất lượng lao động nói chung và lao động chất lượng cao nói riêng
          còn thấp. Đây là một thực tế đáng lo ngại đang diễn ra phổ biến ở thành phố,
          đó là tình trạng người lao động sau khi tốt nghiệp các cơ sở đào tạo (đặc biệt
          là sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên
          nghiệp) không thể đáp ứng được yêu cầu nhà tuyển dụng.
               Tình trạng cung cầu nguồn nhân lực hiện nay ở ĐBSCL có những vấn
          đề cần được lưu ý. Cung của nguồn nhân lực không đáp ứng và mâu thuẩn
          với cầu, chủ yếu là chưa đáp ứng được nhân lực chất lượng trình độ chuyên
          môn kỹ thuật và khập khiễng về cơ cấu trình độ, ngành nghề đào tạo. Mâu
          thuẫn rất lớn giữa nguồn cung và cầu lao động, mâu thuẫn giữa nhu cầu sử
          dụng và chính sách tiền công dẫn đến tình trạng vừa thừa, vừa thiếu lao động
          trong các doanh nghiệp (thừa lao động không có chuyên môn, thiếu lao động
          chuyên môn tay nghề).

               Chính sách sử dụng lao động, đặc biệt là lao động có trình độ chuyên
          môn kỹ thuật cao còn nhiều hạn chế. Chính sách tiền lương, tiền công chưa
          tạo được động lực cho người lao động để phát triển trình độ chuyên môn tay
          nghề của họ trong công tác

               Tình trạng phân bố nhân lực không đồng đều giữa các khu vực kinh tế,
          ngành kinh tế tạo mất cân đối nhu cầu nhân lực và nhu cầu việc làm. Điều
          quan tâm là khu vực kinh tế phi chính thức chiếm tỷ lệ 45% và đang có xu
          hướng tăng với đa dạng ngành nghề, nhiều chỗ làm việc mới thu hút ngược
          lại khu vực kinh tế chính thức.

               Công tác quản lý nhà nước về nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt
          chưa tổ chức hệ thống dự báo nhu cầu nhân lực, thông tin thị trường lao động,
          dịch vụ giao dịch thị trường lao động (tư vấn, giới thiệu việc làm, cung ứng
          lao động) có hiệu quả cao.
                Thực trạng phát triển kinh tế của vùng ĐBSCL là khu vực có lượng
          vốn đầu tư nước ngoài tương đối thấp cũng như số lượng các doanh nghiệp
          hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ sử dụng lao động đã qua đào
          tạo không nhiều. Chủ yếu là các doanh nghiệp chế biến thực phẩm và nhu cầu
          đối với lực lượng lao động phần lớn là lao động phổ thông không qua đào tạo,
          sự chênh lệch tiền lương của lao động đã qua đào tạo và lao động chưa qua
          đào tạo không nhiều nên có một số lượng lớn người lao động có thể tìm được
          việc làm công nhân trong các nhà máy chế biến mà không cần phải tham gia
          các chương trình đào tạo vừa tốn thời gian, chi phí.




          292
   301   302   303   304   305   306   307   308   309   310   311