Page 305 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 305

quyết định chất lượng giáo dục đại học” theo Quyết định số 89/QĐ-TTg (Thủ
          tướng Chính phủ, 2019).

               Nghị quyết số 78/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính
          phủ thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng
          phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL đến
          năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Theo đó, cần hoàn thiện thể chế phát triển,
          nâng cao chất lượng và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, nhất là nhân lực
          chất lượng cao, lao động có kỹ năng, đáp ứng nhu cầu nhân lực phục vụ cho
          phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL trong bối cảnh hội nhập quốc tế và
          Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (Chính phủ, 2022).

               11.2  HẠN  CHẾ  PHÁT  TRIỂN  NGUỒN  NHÂN  LỰC  VÙNG
          ĐBSCL
               Từ kết quả đánh giá, tổng hợp về thực trạng nguồn nhân lực khu vực
          ĐBSCL trong thời gian qua và nhận định của các chuyên gia đã chỉ ra một số
          hạn chế chủ yếu trong phát triển nguồn nhân lực của khu vực ĐBSCL như sau:

               Nhận thức chưa đầy đủ về vai trò quyết định của nguồn nhân lực chất
          lượng cao đối với sự phát triển của đất nước, nên thiếu những chủ trương,
          chính sách cụ thể và quyết liệt đầu tư thỏa đáng cho đào tạo và phát triển xứng
          đáng với tầm vóc và vị trí của nó, nhằm khai thác và phát huy lợi thế của
          nguồn nhân lực dồi dào, tính cần cù, đấu óc sáng tạo của con người Việt Nam.

               Lợi thế nguồn nhân lực dồi dào không được khai thác tốt như kỳ vọng.
          ĐBSCL có tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động đều
          cao nhất.

               Thực trạng già hóa lực lượng lao động và tỷ lệ xuất cư lao động cao trẻ
          ngày càng cao. Đây là một trong những hệ quả của việc nền kinh tế vùng phát
          triển không đủ mạnh, chưa tạo đủ cơ hội lao động cho nguồn nhân lực, gây
          xói mòn năng lực của cộng đồng lao động vùng nông thôn. Tỷ lệ lao động
          qua đào tạo còn thấp cả về số lượng và chất lượng, chuyên môn nghiệp vụ
          chưa đáp ứng yêu cầu

               Chất lượng nguồn nhân lực ở ĐBSCL còn thấp, cụ thể, nguồn nhân lực
          của ĐBSCL hiện nay thiếu và yếu không chỉ trong lĩnh vực như: công nghệ
          thông tin, ứng dụng công nghệ 4.0, công nghệ cao trong nông nghiệp, thuỷ
          sản, quản lý môi trường,… và còn thiếu và yếu công nhân có tay nghề cho
          các doanh nghiệp, các khu công nghiệp mới mở.




                                                                                291
   300   301   302   303   304   305   306   307   308   309   310