Page 304 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 304

động qua đào tạo chỉ đạt 12,2%, tỷ lệ lao động không có chuyên môn kỹ thuật
          chiếm  tới  87,8%,  theo  Báo  cáo  kinh  tế  thường  niên  ĐBSCL  của  Phòng
          Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI, 2020). Chính lẽ đó, những lợi
          thế vẫn tồn tại dưới dạng “tiềm năng” chưa được biến thành động lực thật sự
          cho phát triển. Điều này cho thấy chất lượng nguồn nhân lực ở vùng ĐBSCL
          rất cần có những giải pháp để phát triển.

                                   5
               Hiện ĐBSCL có 17 trường đại học (không kể học viện và 26 trường
          cao đẳng, các phân hiệu của các trường đại học ngoài vùng) phần lớn các
          trường này được thành lập trên cơ sở nâng cấp từ trường cao đẳng sư phạm
          hoặc trường cao đẳng cộng đồng có sáp nhập thêm một số cơ sở giáo dục
          chuyên nghiệp trực thuộc quản lý của chính quyền cấp tỉnh, thành phố trực
          thuộc Trung ương. Nhiệm vụ cơ bản là đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, nhằm
          đáp ứng nhu cầu nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
          và cả nước, góp phần xây dựng xã hội học tập, xã hội nghề nghiệp, đưa giáo
          dục đại học đến với cộng đồng. Những số liệu điều tra của Tổng cục Thống
          kê về nguồn nhân lực của vùng, số liệu công khai của các trường cho thấy cần
          phấn đấu nhiều hơn để phát triển nhanh về các mặt nhằm nâng cao chất lượng
          đào tạo trong tình hình mới. Trong đó đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ
          giảng dạy, quản lý có trình độ chuyên môn cao là mối quan tâm hàng đầu,
          đây là nhiệm vụ trọng tâm, mang tính cấp bách. Tuy nhiên, đào tạo, giữ chân
          và thu hút đội ngũ nhà giáo có trình độ để phát triển nhà trường lại là một
          trong những thách thức lớn của hầu hết các cơ sở giáo dục đại học ở vùng
          này. Thấy được những khó khăn đó, Đảng, Nhà nước và chính quyền các địa
          phương  luôn  dành  sự  quan  tâm,  đặc  biệt  trong  giai  đoạn  hiện  nay.
          Ngày 17 tháng 11 năm 2017 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 120/NQ-
          CP về Phát triển bền vững ĐBSCL, ngày 18 tháng 1 năm 2019 Thủ tướng
          Chính phủ đã ký quyết định “Phê duyệt đề án nâng cao năng lực đội ngũ giảng
          viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn
          bản toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019 - 2030” trong đó nêu rõ quan
          điểm “Việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên và cán
          bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học cần được coi trọng vì đây là yếu tố


          5  1. Trường Đại học Cần Thơ; 2. Trường Đại học An Giang; 3. Trường Đại học Bạc Liêu;
           4. Trường Đại học Đồng Tháp; 5. Trường Đại học Cửu Long; 6. Trường Đại học Kiên
           Giang; 7.Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An; 8. Trường Đại học Kỹ thuật -
           Công nghệ Cần Thơ; 9. Trường Đại học Nam Cần Thơ; 10. Trường Đại học Sư phạm Kỹ
           thuật Vĩnh Long; 11. Trường Đại học Tân Tạo; 12. Trường Đại học Tây Đô; 13. Trường
           Đại học Tiền Giang; 14. Trường Đại học Trà Vinh; 15. Trường Đại học Võ Trường Toản,
           16. Trường Đại học Xây dựng Miền Tây; 17. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.

          290
   299   300   301   302   303   304   305   306   307   308   309