Page 307 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 307

11.3  GIẢI  PHÁP  PHÁT  TRIỂN  NGUỒN  NHÂN  LỰC  VÙNG
          ĐBSCL

               Từ việc nhận định những hạn chế về phát triển nguồn nhân lực của vùng
          ĐBSCL, một số nhóm giải pháp được đề xuất về khía cạnh cung và cầu lao
          động giúp cho việc phát triển nguồn nhân lực của vùng ĐBSCL đến 2030 và
          tầm nhìn 2045 được đề ra.

               11.3.1  Nhóm giải pháp phát triển nguồn nhân lực ở khía cạnh cung
          lao động
               11.3.1.1  Giải pháp về giáo dục đào tạo đối với phát triển nguồn
          nhân lực

               - Xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo nghề phải đảm bảo
          sự quản lý, điều phối và sử dụng của Nhà nước, đảm bảo yêu cầu thực tiễn
          của sản xuất và thị trường lao động. Việc xây dựng chương trình đào tạo sát
          hơn với yêu cầu thực tiễn của nền sản xuất hiện đại sẽ làm cho chất lượng đào
          tạo nghề được đánh giá cao hơn. Để đạt được điều đó, cần có sự liên kết, phối
          hợp giữa nhà trường, doanh nghiệp, cơ quan quản lý đào tạo và cả người học
          nghề trong quá trình xây dựng chương trình đào tạo.

               - Nhà trường nên tổ chức các “Hội nghị các bên liên quan” để bàn về
          mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo của các khoá học.

               - Căn cứ vào thực tế sản xuất và hướng phát triển của mình, các doanh
          nghiệp sẽ đưa ra các yêu cầu về phẩm chất, năng lực, tác phong công nghiệp,
          kinh nghiệm làm việc, mà người học nghề phải đạt được sau khi tốt nghiệp.
          Doanh nghiệp cũng chủ động hơn trong việc tuyển lao động cho đơn vị mình.

               - Nhà trường, căn cứ vào chương trình khung quốc gia và tham chiếu
          các ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp và người học tại Hội nghị các bên
          liên quan, điều chỉnh mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo cho phù hợp
          với yêu cầu của thị trường lao động. Mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo
          của mỗi khoá học cũng thể hiện tính linh hoạt, chủ động, sáng tạo, trình độ
          quản lý của các cơ sở đào tạo hay nói cách khác là nó phản ánh chất lượng
          đào tạo của các cơ sở đào tạo.

               - Chương trình đào tạo cần được điều chỉnh sao cho các môn học đối
          với các ngành học chuyên và không chuyên phải đại yêu cầu sử dụng để tiếp
          cận những tài liệu mới nhất, ứng dụng những thành tựu mới nhất của công
          nghệ thông tin và truyền thông cho quá trình học tập và lao động.



                                                                                293
   302   303   304   305   306   307   308   309   310   311   312