Page 310 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 310

tế. Nhà nước cần đề ra chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao,
          điều này được xây dựng trên cơ sở dự báo nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng
          cao cần phải có để thích ứng với mỗi giai đoạn hội nhập và phát triển.

               - Trên cơ sở những mục tiêu cơ bản của chiến lược phát triển kinh tế -
          xã hội đến năm 2020 và đang xây dựng đến năm 2030. Các cơ quan chức
          năng cần có chiến lược cho nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu
          với từng giai đoạn về những tiêu chí cơ bản: số lượng nguồn nhân lực chất
          lượng cao cần có, cơ cấu lao động chất lượng cao giữa các ngành nghề, trong
          đó chất lượng nguồn nhân lực được đào tạo là yêu cầu quan trọng nhất.

               Tạo hành lang pháp lý cho phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
          bằng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
               - Vì trong mối quan hệ giữa người với người trong mỗi thành phần kinh
          tế chính trị là mối quan hệ được thể hiện ở 3 khía cạnh: Sở hữu tư liệu sản
          xuất, tổ chức quản lý sản xuất và phân phối sản phẩm lao động. Nhà nước sử
          dụng công cụ pháp lý và các chính sách vĩ mô để tác động vào các mối quan
          hệ đó nhằm điều chỉnh, định hướng sự phát triển của đội ngũ nhân lực chất
          lượng cao sao cho phù hợp với mục tiêu phát triển của quá trình hội nhập ở
          vùng ĐBSCL.
               - Xây dựng hệ thống chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng
          cao. Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao chính là
          sự chuẩn bị, cung cấp và sử dụng các chính sách nhằm phát triển nguồn nhân
          lực chất lượng cao một cách có hiệu quả nhất.
               Giáo dục nói chung và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là
          lĩnh vực ưu tiên trong chiến lược phát triển của ĐBSCL

               - Trong quá trình CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, ĐBSCL cũng như
          cả nước cần nhận thức rõ ưu thế cơ bản hiện có ở các nước là nguồn tài nguyên
          thiên nhiên và lực lượng lao động đông đảo.

               - Chính sách ưu tiên cho giáo dục cần được thể hiện rõ trong hiến pháp
          và những qui định trong hệ thống pháp lý của Luật giáo dục. Mục tiêu của
          phát triển giáo dục được thể hiện thông qua chính sách ưu tiên đầu tư ngân
          sách nhà nước, bên cạnh đó cần mở rộng nguồn đầu tư cho giáo dục ngoài
          ngân sách nhà nước, thực hiện các chương trình phát triển trọng điểm đối với
          nguồn nhân lực chất lượng cao.





          296
   305   306   307   308   309   310   311   312   313   314   315