Page 315 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 315
- Phải có kế hoạch đào tạo đội ngũ lao động chất xám, lao động trí tuệ,
phù hợp với xu thế vận động và phát triển của thế giới, cả về chất lượng, số
lượng, quy mô, kết cấu giữa các ngành nghề, giữa trước mắt và lâu dài, giữa
địa phương với trong nước và trên thế giới, phù hợp với phân công lao động
hiện nay.
- Tập trung đầu tư phát triển nguồn lao động, tăng cường khả năng tiếp
thu, làm chủ được các công nghệ tiên tiến từ bên ngoài kết hợp với công nghệ
nội sinh.
- Hơn nữa, cần tạo điều kiện để các nhà khoa học giao lưu học hỏi, tăng
cường giao tiếp với bên ngoài, tiếp cận với hệ thống thông tin và tri thức mới.
- Nhà nước cần có biện pháp phát hiện, tuyển chọn, bồi dưỡng sử dụng
và có chế độ đãi ngộ người tài một cách xứng đáng. Chuyển mạnh về chất
lượng giáo dục đào tạo, phát triển và nâng cao năng lực, hiệu quả nghiên cứu
triển khai khoa học và công nghệ.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học-công nghệ vững mạnh, đủ sức giải
quyết những vấn đề đặt ra trong chương trình phát triển kinh tế, xã hội của
quá trình hội nhập kinh tế hiện nay.
- Cần có một cơ chế hợp lý để thu hút các trí thức Việt Nam đang sinh
sống và làm việc ở nước ngoài đến ĐBSCL làm việc bằng những việc làm cụ
thể như: tạo môi trường làm việc cởi mở, hoà đồng, giúp đỡ tận tình về thủ
tục hành chính để họ cảm thấy được quan tâm và được tôn trọng khi họ trở
về nước làm việc.
- ĐBSCL cần có chính sách trải thảm đỏ đón tri thức thế giới bằng
những việc làm cụ thể như vấn đề lương bổng, ưu đãi chổ ở, ưu đãi về thuế,...
- ĐBSCL cần có những cơ chế, chính sách sử dụng nguồn nhân lực chất
lượng cao để thu hút được nhân tài, tránh tình trạng chảy máu chất xám như
hiện nay.
- Thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao là người Việt Nam ở nước
ngoài về tham gia công tác giảng dạy cho các trường đại học và làm việc trong
lĩnh vực công nghệ cao của thành phố. Mặt khác cũng cần thu hút nguồn lực
từ các tổ chức, cá nhân người Việt Nam ở nước ngoài, đầu tư cho quá trình
đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở vùng ĐBSCL.
Giải pháp tạo hệ sinh thái sáng tạo để thu hút và giữ chân nhân tài,
xây dựng nền kinh tế tri thức như một cú huých phát triển nguồn nhân lực
ĐBSCL
301