Page 319 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 319

lao động kỹ thuật trình độ cao cung cấp cho các doanh nghiệp thuộc các ngành
          kinh tế mũi nhọn, ngành kinh tế trọng điểm. Thực tế, lực lượng lao động Việt
          Nam còn thiếu nhiều kỹ năng, kỹ thuật phù hợp và kỹ năng làm việc cốt lõi.
          Sự phát triển của đội ngũ công nhân lành nghề còn chậm, không đáp ứng nhu
          cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tác phong công nghiệp
          và kỷ luật lao động còn nhiều hạn chế, một bộ phận công nhân chậm thích
          nghi với cơ chế thị trường. Nhận thức rõ các hạn chế trên, Thủ tướng Chính
          phủ đã có Quyết định số 1446/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 2021, về việc
          phê duyệt Chương trình “Đào tạo, đào tạo lại nâng cao kỹ năng nguồn nhân
          lực đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” nhằm nâng
          cao nhận thức, đẩy mạnh các hoạt động trên. Trong điều kiện ngày nay, khi
          đất nước đang trong quá trình hội nhập sâu rộng, cuộc cách mạng công nghiệp
          4.0 (CMCN 4.0), quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước đã và
          đang đi sâu vào từng ngõ ngách của cuộc sống, nguồn nhân lực càng trở nên
          không thể thay thế, đặc biệt là nguồn nhân lực trình độ cao. Để có được lực
          lượng phục vụ cho thị trường lao động, công tác phát triển nguồn nhân lực là
          cực kỳ quan trọng, để thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ trên, là trách
          nhiệm to lớn của các cơ sở giáo dục, đặc biệt là các cơ sở giáo dục và đào tạo
          bậc đại học, các đơn vị phải nhận thức, tích cực và chủ động trong hoạt động
          vinh quang trên; nguồn nhân lực được đào tạo bài bản, chất lượng sẽ đáp ứng
          được các nhu cầu nêu trên. Đặc biệt sau đại dịch, yêu cầu chuyển dịch cơ cấu
          kinh tế ngày càng trở nên cấp thiết, do đó công tác đào tạo nguồn nhân lực
          cần được ưu tiên để phát triển kinh tế.
               Việt Nam đã và đang chủ trương phát triển nguồn nhân lực chất lượng
          cao, đặc biệt coi trọng phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, đội
          ngũ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề và trình độ
          khoa học - công nghệ cao. Đây là những điều kiện cần thiết để hội nhập, cạnh
          tranh trong khu vực và quốc tế, cũng như khẳng định vị thế của tri thức và trí
          tuệ Việt Nam trong sân chơi toàn cầu.

               Để có lực lượng lao động với kỹ năng cao hơn, đáp ứng yêu cầu của thị
          trường lao động, Việt Nam cần có hệ thống giáo dục và đào tạo hoàn thiện,
          kết nối, liên thông, vận hành hiệu quả hơn. Việt Nam sẽ cần một mô hình tăng
          trưởng mới để thoát khỏi nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình thấp và để
          hiện đại hóa - công nghiệp hóa, cũng như tăng trưởng bền vững. Điều này đòi
          hỏi cần phải có một thị trường lao động được hiện đại hóa. Một thị trường lao
          động cho phép học tập suốt đời và mọi người, dù xuất thân từ gia đình với
          mức thu nhập nào đi chăng nữa, đều có thể tiếp cận với hệ thống giáo dục -


                                                                                305
   314   315   316   317   318   319   320   321   322   323   324